Chỉ số PAPI Bắc Ninh: Liên tục nhiều nằm trong nhóm dẫn đầu
Ngày 2/4/2019, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) tổ chức Hội thảo Công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2018.
Công dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện Yên Phong.
PAPI 2018 đánh dấu 10 năm công bố, có thêm 2 hai chỉ số nội dung mới gồm quản trị môi trường và quản trị điện tử. Năm 2018, PAPI Bắc Ninh đạt 45,74 điểm (tăng 6,54 điểm so với năm 2017), xếp thứ 10/63 tỉnh thành phố. Từ năm 2015 đến nay, Chỉ số PAPI tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh tốt nhất, trong khi trước đó thường nằm ở thứ hạng 40-50/63 tỉnh, thành phố.
Có thể thấy, trong những năm qua tỉnh coi trọng các chỉ số đo lường chất lượng quản trị địa phương, trong đó có các Chỉ số quan trọng như PCI, PAPI, PAR INDEX,… đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý điều hành, tạo thuận lợi trong phát triển toàn diện, có chuyển biến về chất các lĩnh vực xã hội tương xứng với quy mô tăng trưởng nhanh, cải cách hành chính được đẩy mạnh, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Các chỉ số thành phần như “Cung ứng dịch vụ công” của tỉnh Bắc Ninh xếp hạng 10; quản trị điện tử xếp thứ 9; chỉ số tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình, dịch vụ công được giữ vững; chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công cải thiện một bước, nhất là trong công tác tuyển dụng.
Tuy nhiên, chỉ số về quản trị môi trường xếp thứ hạng thấp; chất lượng cải cách hành chính ở cơ sở chưa đồng đều giữa các huyện; bộ phận một cửa cấp xã còn chưa chuyên nghiệp.
Năm 2019, tỉnh xác định chương trình “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch” là bước đi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng quản trị hành công và sự hài lòng của người dân.
Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT –TTg ngày 22/4/2019 về việc xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; trước hết người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.
Áp dụng nguyên tắc minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình, đối thoại trong giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhân dân; bồi dưỡng kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, địa phương để nâng cao nhận thức, phục vụ nhân dân tốt hơn; thay đổi ứng xử của cơ quan Nhà nước và người dân theo tinh thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”; khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân gây giảm điểm đối với từng nội dung trong Chỉ số PAPI.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động, kiện toàn, cơ chế hoạt đồng bộ cho Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện; hình thành hệ thống chỉ đạo chuyên môn xuyên suốt từ Trung tâm hành chính công tỉnh, huyện và một cửa cấp xã về đào tạo, rà soát trang thiết bị, kiểm tra quy trính làm việc; liên thông các ngành và các cấp về một số thủ tục hành chính,… Cải cách hành chính tập trung theo hướng phát huy vai trò tích cực của chính quyền điện tử; lấy hiệu quả phục vụ, sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp làm thước đo.
Cải thiện Chỉ số PAPI thể hiện những nỗ lực đi sâu, đi sát cơ sở một cách đồng bộ trong cải cách hành chính, dịch vụ công hướng tới nội dung mới như: đẩy mạnh tương tác trong quản trị điện tử, bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Có thể thấy, trong những năm qua tỉnh coi trọng các chỉ số đo lường chất lượng quản trị địa phương, trong đó có các Chỉ số quan trọng như PCI, PAPI, PAR INDEX,… đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý điều hành, tạo thuận lợi trong phát triển toàn diện, có chuyển biến về chất các lĩnh vực xã hội tương xứng với quy mô tăng trưởng nhanh, cải cách hành chính được đẩy mạnh, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Các chỉ số thành phần như “Cung ứng dịch vụ công” của tỉnh Bắc Ninh xếp hạng 10; quản trị điện tử xếp thứ 9; chỉ số tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình, dịch vụ công được giữ vững; chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công cải thiện một bước, nhất là trong công tác tuyển dụng.
Tuy nhiên, chỉ số về quản trị môi trường xếp thứ hạng thấp; chất lượng cải cách hành chính ở cơ sở chưa đồng đều giữa các huyện; bộ phận một cửa cấp xã còn chưa chuyên nghiệp.
Năm 2019, tỉnh xác định chương trình “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch” là bước đi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng quản trị hành công và sự hài lòng của người dân.
Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT –TTg ngày 22/4/2019 về việc xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; trước hết người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.
Áp dụng nguyên tắc minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình, đối thoại trong giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhân dân; bồi dưỡng kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, địa phương để nâng cao nhận thức, phục vụ nhân dân tốt hơn; thay đổi ứng xử của cơ quan Nhà nước và người dân theo tinh thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”; khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân gây giảm điểm đối với từng nội dung trong Chỉ số PAPI.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động, kiện toàn, cơ chế hoạt đồng bộ cho Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện; hình thành hệ thống chỉ đạo chuyên môn xuyên suốt từ Trung tâm hành chính công tỉnh, huyện và một cửa cấp xã về đào tạo, rà soát trang thiết bị, kiểm tra quy trính làm việc; liên thông các ngành và các cấp về một số thủ tục hành chính,… Cải cách hành chính tập trung theo hướng phát huy vai trò tích cực của chính quyền điện tử; lấy hiệu quả phục vụ, sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp làm thước đo.
Cải thiện Chỉ số PAPI thể hiện những nỗ lực đi sâu, đi sát cơ sở một cách đồng bộ trong cải cách hành chính, dịch vụ công hướng tới nội dung mới như: đẩy mạnh tương tác trong quản trị điện tử, bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
bn-current-user-online-portlet
Online : 3524
Total visited : 150795873