bn-current-user-online-portlet

Online : 4977
Total visited : 150712255

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với khám chữa bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

24/10/2024 11:00 View Count: 57

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ BHYT.

Sáng nay 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật này.

Sửa đổi quy định về khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến và không đúng tuyến BHYT 

Tại dự thảo luật, ban soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung đối tượng tham gia, trách nhiệm đóng BHYT để khắc phục bất cập và đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội; cập nhật các đối tượng đã thực hiện ổn định tại các luật, nghị định; bổ sung một số đối tượng cần được Nhà nước hỗ trợ để tăng bao phủ BHYT toàn dân; sửa đổi trách nhiệm, phương thức, thời hạn đóng, trách nhiệm lập danh sách đóng BHYT, thời hạn thẻ có giá trị sử dụng; bổ sung hành vi chậm đóng, trốn đóng BHYT.

Sửa đổi quy định về khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến và không đúng tuyến (thông tuyến) được cập nhật theo cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với khám chữa bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo- Ảnh 2.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đề xuất, bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân...

Sửa đổi quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT để đồng bộ với quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và phân cấp, phân quyền cho Sở Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và phân bổ thẻ BHYT.

Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Y tế về rà soát và cập nhật thường xuyên phác đồ điều trị để bảo đảm thuận tiện trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bổ sung quy định kiểm toán nhà nước kiểm toán Báo cáo quyết toán chi tổ chức và hoạt động BHYT của cơ quan bảo hiểm xã hội hằng năm để đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định khác về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực BHYT.

Các nội dung sửa đổi mới mang tính cấp bách đã có thông tin, dữ liệu rõ ràng để khắc phục các vướng mắc, bất cập, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ như: Sửa đổi, bổ sung quy định về vận chuyển người bệnh, một số phạm vi quyền lợi về điều trị lác, tật khúc xạ của mắt cho người dưới 18 tuổi;

 Quy định trường hợp mắc bệnh mãn tính chuyển về cấp thấp hơn được sử dụng thuốc như cấp cao hơn và điều chỉnh tỷ lệ hưởng BHYT trong một số trường hợp để phát huy vai trò của y tế cơ sở; 

Bổ sung quy định chi phí sử dụng máu, chế phẩm máu, khí y tế, vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT để đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng đó, cập nhật quy định về ban hành nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT hiện đang được quy định bằng văn bản hành chính để bảo đảm tính quy phạm, minh bạch, công khai, kịp thời cập nhật.

Bổ sung cơ chế thanh toán điều chuyển thuốc nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc và bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT

Tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật BHYT đã bổ sung cơ chế thanh toán điều chuyển thuốc trong trường hợp đã mua sắm theo các quy định thuận tiện nhất của Luật Đấu thầu mới nhưng vẫn thiếu thuốc nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc và bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, không để người bệnh phải tự mua và được bảo đảm quyền lợi. 

Cập nhật cơ chế thanh toán chi phí dịch vụ cận lâm sàng được chuyển đến cơ sở khác đủ điều kiện thực hiện đang được quy định tại nghị định của Chính phủ. 

Sửa quy định cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thành kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh để phù hợp về chức năng, tránh chồng chéo với cơ quan quản lý nhà nước về y tế. 

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với khám chữa bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo- Ảnh 3.

Đề xuất bổ sung cơ chế thanh toán điều chuyển thuốc nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc và bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Bổ sung hình thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đặc thù đối với lực lượng vũ trang và nhân dân ở khu vực biên giới, các xã đặc biệt khó khăn, biển đảo.

Lần sửa đổi, bổ sung này của Luật BHYT, ban soạn thảo cũng đề xuất điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ chi phí quản lý quỹ BHYT từ 5% còn 4% để tăng chi trực tiếp cho khám bệnh, chữa bệnh từ 90% lên 91% từ đầu năm, tiết kiệm thủ tục, thời gian phân bổ, điều chỉnh kinh phí.

Tăng tỷ lệ tạm ứng chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám, chữa bệnh, làm rõ thời hạn thông báo kết quả giám định chi phí khám bệnh, chữa bệnh quý IV để khắc phục vướng mắc về kéo dài thời gian thanh, quyết toán hiện nay.

Cùng đó, sửa đổi, bổ sung các nội dung mang tính chỉnh sửa kỹ thuật và một số nội dung cụ thể để tăng cường hiệu quả thực hiện Luật. Hiện nay, dự thảo Luật đã cơ bản đạt được sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức, đơn vị về những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, chủ yếu thuộc phạm vi điều chỉnh và đã được Chính phủ thống nhất các nội dung trình Quốc hội.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT  khi đi khám bệnh, chữa bệnh, dự thảo quy định mở rộng tỷ lệ hưởng BHYT cho người tham gia bảo hiểm y tế khi khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước ngày 01/01/2025 được phân tuyến tỉnh từ 0% lên 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thực hiện từ 01/7/2026 để có thời gian chuẩn bị các điều kiện tăng cường năng lực cho tuyến dưới và chống quá tải ở tuyến trên.

Source: SKĐS