- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC
Thuốc kháng sinh ra đời là bước ngoặc trong Y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Từ khi phát hiện ra kháng sinh penicilline đến nay, hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Ngoài vai trò trong y học đối với loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất.
Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sỹ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng.
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh.
Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã có tác dụng với các vi sinh vật này trước đây.
Kháng thuốc ngày nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và gánh nặng chi phí cho vấn đề này là rất lớn. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc, trong đó có việc, người bệnh sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp như: sử dụng không đúng kháng sinh, không đúng hàm lượng, lạm dụng kháng sinh, không theo phác đồ chỉ dẫn, không làm kháng sinh đồ và tự ý dùng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam.
Nhân sự kiện này, hưởng ứng tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc:
* Mỗi dân hãy là người tiêu dùng thông thái, chỉ nên mua kháng sinh theo đơn của bác sĩ và sử dụng đúng theo hướng dẫn.
* Các y bác sĩ tuân thủ đúng hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết.
5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh
1. Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả các lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm.
Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và có thể gây ra những tác dụng phụ. Khi người bệnh cảm thấy khá hơn sau khi bị cảm, cúm, thông thường là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang thực hiện các việc để điều trị nhiễm khuẩn.
2. Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình: Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.
3. Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau.
4. Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sỹ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.
5. Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng chống nhiễm khuẩn: che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Bắc Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng (18/11/2019 09:46)
- 7 biện pháp hành động để ngăn chặn vi khuẩn kháng thuốc (18/11/2019 09:13)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả (18/11/2019 08:01)
- Xóa bỏ thói quen tự “chữa trị” khi mắc bệnh (18/11/2019 07:59)
- Hậu quả của kháng thuốc kháng sinh (18/11/2019 07:56)