- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Chuyển đổi số: Yếu tố sống còn của báo chí hiện đại
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí hiện đại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi nổi ở mọi lĩnh vực.
Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, là việc tư duy lại cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình.
Trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, báo chí và truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, báo chí cũng là một lĩnh vực trong xã hội, cũng chịu sự tác động của quá trình chuyển đổi số nên phải tiến hành chuyển đổi số theo xu hướng phát triển chung, nếu không muốn tụt hậu và mất độc giả, khán thính giả, là sự sống còn của cơ quan báo chí.
Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống, TS. Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:
“Chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội, mọi ngành nghề, lĩnh vực đều chịu sự tác động của xu hướng này. Báo chí truyền thông cũng nằm trong guồng quay sôi động ấy”. TS. Phan Văn Kiền cũng bộc bạch những trăn trở về báo chí công nghệ số hiện nay...
PV: Thưa ông, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi nổi ở mọi lĩnh vực hiện nay, chuyển đổi số trong báo chí có vai trò quan trọng như thế nào?
TS. Phan Văn Kiền: Về bản chất, chuyển đổi số là một sự thay đổi về chất, là quá trình sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi phương thức hoạt động, phát triển của đời sống con người. Từ đó tạo ra hiệu quả trong quản lý cũng như năng suất lao động. Nhìn nhận như vậy để thấy, chuyển đổi số có ảnh hưởng sống còn tới hoạt động của báo chí trong bối cảnh hiện nay.
Vai trò của chuyển đổi số với báo chí thể hiện ở 3 khía cạnh chính: Thứ nhất, chuyển đổi số là một cuộc “di dời” báo chí từ không gian thực lên không gian mạng một cách triệt để. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là yếu tố sống còn để báo chí vẫn có thể khẳng định sự tồn tại, vai trò, chức năng của mình trong đời sống mạng.
Nói cách khác, nếu không thực hiện chuyển đổi số, báo chí có nguy cơ mất chủ quyền và vai trò trên không gian mạng vốn phức tạp và có rất nhiều nền tảng cạnh tranh khốc liệt.
Thứ hai, chuyển đổi số diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội khiến cho các yếu tố khác của hệ sinh thái báo chí cũng thay đổi theo. Đơn cử như kinh tế báo chí. Khi xã hội rùng rùng thay đổi thì công chúng và nguồn thu, báo chí cũng có những đổi thay chóng mặt. Trong bối cảnh ấy, nếu báo chí không nhanh chóng thay đổi và thực hiện chuyển đổi số thì sẽ mất nguồn thu bởi các dạng kinh tế báo chí truyền thống đang mất dần vị thế, thay vào đó là các dạng kinh tế số. Thứ ba, chuyển đổi số báo chí gắn với phương thức hoạt động báo chí trên không gian số. Nếu báo chí nói chung, các tòa soạn và nhà báo nói riêng không thay đổi thì sẽ thua ngay trên chính không gian mà mình vốn được xác định là đối tượng tiên phong dẫn dắt dư luận xã hội.
PV: Vậy những khó khăn, thách thức đặt ra với báo chí trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay là gì, thưa ông?
TS. Phan Văn Kiền: Có nhiều khó khăn, thách thức với báo chí trong công cuộc chuyển đổi số tùy thuộc vào vị trí, năng lực, tiềm lực của mỗi cơ quan. Nhưng có thể thấy 3 thách thức chính, đó là:
Thứ nhất, sự thiếu đồng bộ trong các mặt khác nhau của hệ sinh thái báo chí truyền thông. Sự thiếu đồng bộ trước hết nằm ở khung khổ pháp lý. Luật Báo chí, Luật Viễn thông và nhiều bộ luật có liên quan khác hiện nay chưa bắt kịp với bối cảnh của chuyển đổi số. Nội hàm của khái niệm “báo chí” hiện nay đang mâu thuẫn giữa thực tiễn hoạt động, thực tiễn quản lý và vai trò, chức năng vốn có của thiết chế này. Điều này khiến cho quá trình quản lý Nhà nước về báo chí sẽ gặp không ít khó khăn.
Sự thiếu đồng bộ tiếp theo nằm ở nhận thức về chuyển đổi số và vai trò của chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí truyền thông. Bên cạnh một số quan điểm coi chuyển đổi số là ranh giới giữa tồn tại hay không tồn tại, thì có một quan điểm ngược lại, coi chuyển đổi số là việc của Nhà nước, của các cấp lãnh đạo, chứ không phải việc của mỗi cá nhân, mỗi tòa soạn. Cả hai quan niệm này đều đang khiến cho quá trình chuyển đổi số hoặc bị thổi lên như là một phong trào chính trị, nhà nhà, người người nhắc tới chuyển đổi số như một xu hướng chủ yếu để thảo luận; hoặc bị thờ ơ, coi nhẹ, không làm gì.
Thứ hai, dù tốc độ phát triển Internet của Việt Nam nằm trong top đầu thế giới, nhưng hạ tầng công nghệ thông tin nói riêng và công nghệ kỹ thuật nói chung lại đang rất thiếu và yếu. Điều này tạo ra sự thiếu hụt nền tảng công nghệ trong chuyển đổi số. Có ý kiến đề xuất việc sử dụng hạ tầng của bên thứ ba. Nhưng điều này lại đặt ra thách thức về an toàn thông tin và kiểm soát dòng tài chính khi nền tảng bị chia sẻ...
Thứ ba, sự thiếu đồng bộ và thống nhất giữa các yếu tố giáo dục đào tạo và thị trường lao động khiến cho chất lượng lao động của nước ta nói chung vẫn đang ở mức thấp. Các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông về cơ bản chưa bắt kịp xu hướng thay đổi nhanh chóng của thị trường báo chí truyền thông, chưa kể tới mặt bằng chung của năng lực người học cũng là một vấn đề cần phải bàn.
PV: Theo ông, vai trò của các cơ quan báo chí nói chung và cá nhân người làm báo nói riêng cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay?
TS. Phan Văn Kiền: Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, việc quan trọng nhất là tạo ra sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ sinh thái báo chí truyền thông để cùng nhau thực hiện công cuộc chuyển đổi số.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhận thức và có những thay đổi nhanh chóng về khung khổ pháp lý, các văn bản luật để cập nhật kịp thời tình hình mới. Các cơ quan báo chí căn cứ vào năng lực của mình để dần chuyển hướng mọi mặt hoạt động
của mình để thích nghi dần với quá trình chuyển đổi số. Quan trọng nhất, theo tôi, các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông cần phải cập nhật ngay các xu hướng công nghệ mới của báo chí truyền thông cũng như các kỹ năng cơ bản của hoạt động báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số để trạng bị cho người học. Đồng thời, phải có ngay các khóa ngắn hạn về chuyển đổi số trong báo chí truyền thông để bồi dưỡng cho người làm báo tại các cơ quan báo chí.
Hiện nay, ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số đơn vị đào tạo báo chí, truyền thông khác đã đưa môn học “Công nghệ truyền thông số” vào chương trình đào tạo mới cập nhật nhất. Đây là môn học cập nhật các kiến thức, kỹ năng liên quan tới công nghệ báo chí truyền thông vào giảng dạy cho sinh viên như hệ thống hội tụ SMAC, thuật toán và ứng dụng thuật toán trong báo chí truyền thông, công nghệ Bigdata, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ phân tích dữ liệu, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường...
Cùng với đó, các học phần về truyền thông xã hội, về truyền thông đa phương tiện... có từ trước đã giúp sinh viên nắm bắt cơ bản xu hướng phát triển của các công nghệ mới trong hoạt động báo chí truyền thông. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cũng đã và đang tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số trong báo chí để phục vụ các tòa soạn và phóng viên có nhu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí. Đây thực sự là những kiến thức, kỹ năng làm báo hiện đại rất cần thiết mà bất cứ phóng viên, nhà báo nào cũng cần tiếp cận để làm việc tốt hơn.
PV: Trân trọng cảm ơn TS. Phan Văn Kiền!
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- TTYT tuyến huyện đầu tiên triển khai bệnh án điện tử (04/04/2023 07:18)
- Đẩy nhanh việc sử dụng Căn cước công dân gắn chíp khi đi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế (05/12/2022 16:10)
- Bộ y tế tổ chức hội nghị Chuyển đổi số năm 2022 (05/12/2022 08:00)
- Chuyển đổi số trong đào tạo, nâng cao năng lực cho 20.000 nhân viên y tế cơ sở (07/10/2022 07:47)
- Tăng cường “số hóa” trong ngành y tế Bắc Ninh (05/10/2022 15:27)