- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Chuyển đổi vắc xin Quinvaxem có làm gián đoạn lịch tiêm chủng của trẻ ?
Hiện nay, Bộ Y tế đã có lộ trình lựa chọn vắc xin chuyển đổi là loại 5 trong 1 giống về thành phần, hiệu quả và hiệu lực như Quinvaxem.
Xung quanh thông tin việc tạm dừng lưu hành loại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, thời gian tới, nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ ngừng sản xuất loại vắc xin Quinvaxem. Do đó, Việt Nam cũng như các nước đang sử dụng vắc xin này đều phải dùng vắc xin chuyển đổi. Việc thay thế vắc xin là bình thường và nguyên nhân là do nhà máy ngừng sản xuất. Bộ Y tế cố gắng bảo đảm có vắc xin kế tiếp cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.
Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết, vắc xin Quinvaxem được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi 7 năm qua để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib ở Việt Nam. Số vắc xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc.
Hiện nay, Bộ Y tế đã có lộ trình lựa chọn vắc xin chuyển đổi là loại 5 trong 1 giống về thành phần, hiệu quả và hiệu lực như Quinvaxem. Vì thế, việc chuyển đổi này sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêm ngừa của trẻ.
Bộ sẽ lựa chọn loại vắc xin được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới để nhập khẩu về Việt Nam, trải qua các thủ tục kiểm định và sẽ tiến hành tiêm ở quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, thành phố để rút kinh nghiệm. Từ tháng 6/2018, ngành y tế sẽ tiến hành tiêm trên quy mô toàn quốc. Hiện tại, Bộ Y tế chưa quyết định loại vắc xin nào sẽ thay thế vắc xin Quinvaxem."Vì vậy, các phụ huynh đang cho con tiêm vắc xin Quinvaxem hoàn toàn yên tâm khi cho con tiêm nhắc mũi sau bằng loại vắc xin 5 trong 1 mới"- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Các phụ huynh đang cho con tiêm vắc xin Quinvaxem hoàn toàn yên tâm khi cho con tiêm nhắc mũi sau bằng loại vắc xin 5 trong 1 mới
Khẳng định việc chuyển đổi vắc xin là chuyện hết sức bình thường, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo các bà mẹ tiếp tục cho con đi tiêm ngừa, tiêm đủ, đúng lịch, vào thời điểm trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi. Để chuyển đổi, ngành y tế sẽ tiến hành tiêm loại vắc xin mới trên thực địa nhỏ tại 4 tỉnh trước, sau đó sẽ triển khai trên phạm vi toàn quốc vào khoảng tháng 6. Bất cứ vắc xin nào đưa vào sử dụng đều phải được cấp phép, làm đầy đủ các thủ tục, thử nghiệm lâm sàng...
Theo Cục trưởng Trần Đắc Phu, trong năm nay, ngoài chuyển đổi vắc xin 5 trong 1 này, Bộ Y tế cũng sẽ đưa vắc xin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất thay thế cho loại của Ấn Độ.
Vắc xin Quinvaxem được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ. Đến nay đã có 42 triệu liều được tiêm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Bảy năm qua, vắc xin Quinvaxem đã góp phần quan trọng trong việc thanh toán và phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến ở trẻ em gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Bệnh viện K triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến (02/04/2018 10:30)
- Trường Đại học Y Hà Nội có 6 tân Giáo sư và 40 tân Phó Giáo sư (02/04/2018 09:48)
- Bộ Y tế thu hồi 2 lô mỹ phẩm không đạt chất lượng của Công ty Phi Thanh Vân (02/04/2018 08:18)
- Thầy thuốc Việt Nam đầu tiên được giải thưởng Nikkei: Táo bạo nhưng vô cùng thận trọng khi làm khoa học (02/04/2018 08:09)
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Đẩy mạnh truyền thông về y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân (30/03/2018 13:46)