- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Cứu cánh tay khỏi bị cắt cụt do tắc động mạch chi bằng điện quang can thiệp
Ngày 16/11, nhờ có hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại và tay nghề chuyên môn cao mà các bác sĩ của BVĐK tỉnh đã cấp cứu thành công ca bệnh tắc động mạch chi, giúp bệnh nhân không phải cắt cụt tay trái bằng phương pháp chụp và điều trị lấy huyết khối qua ống thông điều trị tắc mạch chi số hóa xóa nền. Thực hiện thành công ca bệnh này một lần nữa khẳng định vị trí đi đầu trong triển khai các kĩ thuật khó ngay tại tuyến tỉnh của BVĐK tỉnh, góp phần không nhỏ vào chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài địa bàn.
Hình ảnh chụp động mạch tay trái của bệnh nhân bị cục máu đông làm tắc hoàn toàn động mạch nách, liên tục đến động mạch cánh tay và động mạch vùng cẳng tay.
Bệnh nhân Trần Thị Thanh (85 tuổi) ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau, tê vùng cẳng bàn tay trái, vùng da cánh tay trái đổi màu tím đen, rối loạn cảm giác đột ngột. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và nhồi máu mạn tính, đã từng bị tắc mạch chi dưới một lần nên được chẩn đoán bị tắc mạch chi trái cấp tính do huyết khối. Ngay lập tức, Trung tâm tim mạch và khoa chẩn đoán hình ảnh đã hội chẩn, thống nhất điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch nhằm tái thông dòng chảy cho động mạch tay trái trên hệ thống điện quang can thiệp. Dưới hướng dẫn của hệ thống số hóa xóa nền, hình ảnh tổn thương được hiển thị rõ nét, cho thấy tắc hoàn toàn động mạch nách, liên tục đến động mạch cánh tay và động mạch vùng cẳng tay.
Nhờ hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền, các bác sĩ đã dùng hệ thống hút huyết khối cỡ lớn dành cho mạch ngoại biên, hút ra nhiều huyết khối, tái thông mạch máu chi trái cho bệnh nhân
Bác sĩ Đào Mạnh Sơn – Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK tỉnh cho biết, xác định đây là một ca bệnh khó, bệnh nhân cao tuổi nên ngay lập tức 2 kíp bác sĩ điện quang can thiệp và tim mạch can thiệp đã phối hợp cùng xử trí bệnh nhân, mong muốn rút ngắn thời gian can thiệp để có thể cứu sống cánh tay cho bệnh nhân. Vì nhận định qua dấu hiệu lâm sàng thì tổn thương cánh tay trái của bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn 2B, gần đến giai đoạn phải cắt cụt tay, chỉ còn một chút thời gian nữa để có thể cứu cánh tay đó thôi. Vào can thiệp,các bác sĩ mở thông mạch máu ở động mạch đùi, sau đó luồn các ống thông lên động mạch chủ ngực, động mạch dưới đòn bên trái để chụp hình đánh giá tổng thể vùng tổn thương. Sau đó, sử dụng hệ thống hút huyết khối cỡ lớn dành cho mạch ngoại biên, hút ra nhiều huyết khối.
Sau 3 tiếng can thiệp liên tục, bệnh nhân được tái thông hoàn toàn các động mạch từ nách tới cẳng tay. Hình ảnh chụp cho thấy huyết khối đã được hút hoàn toàn, máu tươi đã được tái thông trở lại. Nhờ đó các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện ngay lập tức, bàn tay hồng trở lại và cảm giác, cử động của bàn tay hồi phục từ từ.
Sau 1 ngày can thiệp, cánh tay của bệnh nhân đã cơ bản hồi phục, có cảm giác, cử động trở lại
Bác sĩ Sơn cũng cho biết thêm, trước đây, những trường hợp tắc mạch chi cấp tính như thế này chủ yếu sử dụng phương pháp ngoại khoa, các bác sĩ phẫu thuật sẽ phải mổ để bóc tách phần chi bị tắc mạch, để bộc lộ phần mạch máu bị tắc, và cũng đưa các dụng cụ vào trong lòng mạch máu để kéo dần huyết khối ra. Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật thì không trực tiếp nhìn thấy hình ảnh huyết khối trong lòng mạch máu như những hình ảnh có được từ phương tiện chẩn đoán hình ảnh mang lại. Đặc biệt đối với hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền, kíp can thiệp có thể nhìn thấy trực tiếp vị trí của huyết khối, hình thái cũng như mức độ bám dính của huyết khối như thế nào và cấu trúc của thành mạch máu ra sao để từ đó đánh giá, nhận định được tổn thương này là từ nơi khác đến hay tổn thương tại chỗ. Qua những nhận định đó, các bác sĩ có thể lựa chọn phương án và dụng cụ tối ưu để can thiệp hiệu quả nhất. Can thiệp nội khoa là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu nên người bệnh chỉ có vết thương rất nhỏ, nhưng hiệu quả điều trị có thể tương đương hoặc cao hơn những phương pháp khác, thời gian bình phục lại nhanh hơn rất nhiều.
Nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa như trước đây, cánh tay của bệnh nhân sẽ có vết mổ rất dài, thời gian bình phục lâu; nhưng nhờ điện quang can thiệp, cánh tay bệnh nhân bình phục gần như ngay sau đó, thậm chí có thể thực hiện tiêm, truyền thuốc để tiếp tục điều trị nội khoa
Bà Trần Thị Thanh cho biết, ngay sau khi được làm can thiệp, cánh tay của bà đã được cải thiện đáng kể. Cảm giác đau không còn, chứ như lúc mới bị nó tê cứng lại và đau buốt như kim châm vậy. Sau 1 ngày can thiệp, bà đã có thể cử động, tay trái đã bình phục được gần bằng ty phải, có cảm giác và thoải mái hơn nhiều rồi.
Theo các bác sĩ, tắc mạch chi cấp tính là tình trạng đột ngột thiếu máu chi, đe dọa đến khả năng bảo tồn chi. Đây là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với mạch ngoại biên, dễ có nguy cơ cắt cụt chi, gây tàn tật, thậm chí tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân tắc mạch chi cấp đều có liên quan đến bệnh lí về tim mạch và rối loạn đông máu. Vì vậy, khuyến cáo bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch cần tuân thủ điều trị tốt, ngay khi có biểu hiện bất thường, cần được đến cơ sở chuyên khoa mạch máu để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Hiệu quả mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân tại khu công nghiệp (15/11/2018 08:29)
- Quốc hội thảo luận về phòng ngừa tội phạm, phòng chống tham nhũng (14/11/2018 10:34)
- Ðột phá tuyến y tế cơ sở (14/11/2018 10:05)
- Lợi ích từ việc quản lý thuốc bằng công nghệ (14/11/2018 09:56)
- Khai mạc lớp chuyển giao gói kĩ thuật điều trị và chăm sóc đặc biệt cho người liệt tại Bệnh viện YHCT&PHCN Bắc Ninh (09/11/2018 15:05)