- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Dự kiến triển khai tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 từ tháng 6/2022
Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch Triển khai tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với mục tiêu người dân được tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc xin phòng COVID-19 đạt tỷ lệ cao nhất, góp phần tăng cường miễn dịch cộng đồng. Theo đó, dự kiến các đối tượng ưu tiên sẽ được triển khai tiêm mũi 4 vào tháng 6 tới ngay khi được cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế.
Đối tượng triển khai tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) bao gồm người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm COVID-19: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu theo Nghị quyết 21, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp. Loại vắc xin sử dụng là vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do Astrazeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với vắc xin tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1). Lịch tiêm cách ít nhất 04 tháng sau tiêm mũi 3. Riêng với những người đã mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi 3, cần trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19. Thời gian triển khai tiêm sẽ tổ chức ngay khi được cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế, dự kiến từ tháng 6/2022; tổ chức tại tất cả các điểm tiêm cố định và lưu động đảm bảo các điều kiện về tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh (tùy theo số lượng đối tượng để bố trí điểm tiêm cho phù hợp).
Hiện Sở Y tế đang giao TTYT các huyện/thành phố tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các huyện/thành phố tổ chức điều tra, lập danh sách đối tượng theo hướng dẫn. Riêng với đối tượng công nhân, người lao động, cần có sự phối hợp, điều tra, rà soát với Ban Quản lí các khu công nghiệp để đảm bảo lượng công nhân trên địa bàn được thống kê đầy đủ phục vụ công tác tiêm chủng. Trên cơ sở đăng ký đối tượng của các đơn vị, Sở Y tế sẽ thực hiện dự trù vắc xin gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Y tế dự phòng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện tiếp nhận vắc xin được cấp từ Bộ Y tế và phân bổ cho các đơn vị đảm bảo công tác tiêm chủng theo quy định, đúng tiến độ.
Căn cứ vào các điều kiện thực tế về số lượng đối tượng theo từng địa bàn, các TTYT huyện, thành phố sẽ bố trí để triển khai các điểm tiêm chủng phù hợp, có thể tổ chức nhiều điểm tiêm chủng cùng triển khai tiêm trên địa bàn. Bố trí điểm tiêm chủng cố định với các điểm tiêm đã đủ điều kiện triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ngoài ra, có thể thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn hoặc thuận tiện cho công tác tổ chức. Điểm tiêm chủng lưu động có thể ở các cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hóa… do cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện.
Quy trình tiêm chủng được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế từ khâu lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm, tổ chức khám sàng lọc và triển khai tiêm chủng, cung cấp các biểu mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Điểm tiêm chủng được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư tiêm chủng. Thuốc, phương tiện, dụng cụ phục vụ cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng phải được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức tập huấn hoặc hướng dẫn chuyên môn cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan về các nội dung: hướng dẫn cách sử dụng các loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4); tiếp tục cập nhật các quy định về bảo quản, sử dụng vắc xin; tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn; khám sàng lọc; kỹ thuật tiêm; theo dõi và xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, đặc biệt về xử trí phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19; Công tác cập nhật phần mềm tiêm chủng COVID-19, thống kê, báo cáo theo quy định.
Riêng với công tác truyền thông, ngành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền về kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID -19 mũi nhắc lại, ý nghĩa của việc tiêm chủng mũi nhắc lại. Truyền thông đa dạng, phối hợp nhiều hình thức qua phóng sự, tài liệu truyền thông, thông điệp, bài truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 nhằm mục đích để người dân biết, tích cực hưởng ứng, tham gia. Các đơn vị trong ngành y tế cũng chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để truyền thông cho người dân về lợi ích của các loại vắc xin, tính an toàn của các vắc xin, các sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng; số điện thoại, địa chỉ liên hệ khi cần hỗ trợ. Xây dựng các phương án kịp thời ứng phó với sự cố truyền thông về tiêm chủng (nếu có).
Hiện dịch COVID-19 đã hạ nhiệt, số người nhiễm giảm sâu và không có tử vong. Cho thấy hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, thực tế này đang dẫn đến tình trạng nhiều người chủ quan, xem thường việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 và tỏ ra không mặn mà với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4, điều này rất nguy hiểm, vì kháng thể trong người sẽ giảm dần theo thời gian, cơ thể sẽ mất khả năng miễn dịch, có thể mắc COVID-19 tái đi tái lại và sẽ bị nguy cơ cao nếu xuất hiện biến chủng mới có độc lực cao, gây bệnh cảnh nặng và có thể tử vong. Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 - Đừng để mất cơ hội được bảo vệ liên tục
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng (24/05/2022 16:31)
- Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (24/05/2022 16:23)
- Tăng cường tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (23/05/2022 09:59)
- Đăng kí đối tượng tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) (23/05/2022 08:02)
- Tăng cường tiêm và làm sạch dữ liệu kí Hộ chiếu vắc xin phòng COVID-19 (21/05/2022 13:44)