- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu người bệnh
Cung ứng thuốc, trang thiết bị, vật tư trong bệnh viện đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tính chất sống còn để duy trì hoạt động khám chữa bệnh. Thời gian qua, đã có nhiều văn bản hướng dẫn ban hành như Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023, Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023, Thông tư 06/2023/TT-BYT ngày 12/3/2023, Thông tư số 14/2023/TT-BYT ngày 30/6/2023 cùng với chỉ đạo sát sao của các cấp từ trung ương đến địa phương như Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/03/2023, Công điện 72/CĐ-TTg ngày 25/2/2023, Công văn số 545/UBND-KGVX ngày 03/3/2023, Công văn số 456/SYT-NVD-KHTC ngày 03/3/2023….đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn trong mua sắm góp phần giải quyết được tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư.Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc, vật tư, trang thiết bị đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn, quá tải, đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Tình hình chính trị tại nhiều nước bất ổn làm ảnh hưởng đến nguyên liệu và giá thành sản phẩm. Việc hết hạn nhiều số đăng ký mới được gia hạn theo Nghị quyết 80/2023/QH15 cần thời gian làm thủ tục nhập khẩu. Quy trình mua sắm kéo dài nên nhà thầu không dự trữ hàng do vấn đề hạn sử dụng…
Thời gian vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm cung cứng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế: Đối với thuốc: Tính đến 30/11/2023, tổng giá trị đã cung ứng thuốc thầu tập trung tại Sở Y tế năm 2023-2024; thầu tập trung cấp Quốc gia; đàm phá giá và tại đơn vị là khoảng 105,8 tỷ. Các gói thầu mua thuốc hết hiệu lực hợp đồng năm 2023 đều có tỷ lệ cung ứng đạt trên 80%. Các gói thầu đang thực hiện cơ bản đáp ứng tiến độ và giá trị cung ứng. Đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng thuốc tại Bệnh viện, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc cấp cứu; thuốc gây nghiện, hướng thần; thuốc gây mê, gây tê; dịch truyền… Thời điểm hiện tại đơn vị còn thiếu thuốc tại một số chuyên khoa như hóa chất ung thư (Cisplatin 50mg, 10mg/20ml; Zoledronic acid 5mg/100ml, 4mg/5ml; Epirubicin hydroclorid 10mg/5ml; Irinotecan 100mg/5ml; thuốc phóng xạ Technetium 99m (Tc-99m), thuốc dùng ngoài: Povidon iodin 10%. Đây là các danh mục thuốc đã đấu thầu 1-2 lần nhưng chưa có KQLCNT, việc mua sắm có nhiều khó khăn.
Đối với vật tư, trang thiết bị y tế: Thời điểm hiện tại, bệnh viện đa khoa tỉnh cơ bản đã triển khai đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm, TTBYT sử dụng cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn 50 danh mục vật tư hiện đang thiếu chủ yếu là các vật tư sử dụng cho kỹ thuật chuyên khoa sâu, phức tạp của can thiệp mạch, gan…
Những khó khăn, bất cập trong công tác cung ứng thuốc, trang thiết bị, vật tư như sau:
Đối với thuốc: Việc xây dựng dự trù thuốc căn cứ vào đề xuất của các khoa phòng, phối hợp phân tích số lượng sử dụng của năm trước liền kề, số thuốc tồn kho. Tuy nhiên, cơ cấu bệnh tật hàng năm lại thay đổi do vậy công tác xây dựng kế hoạch cung ứng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt một số bệnh đặc thù và thuốc đặc thù. Năm 2023 số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng khoảng 115%, số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng khoảng 135% dẫn tới nhu cầu sử dụng một số nhóm thuốc tăng nhiều so với năm 2022.
- Việc mua sắm thuốc vẫn còn nhiều khó khăn do thời gian đấu thầu thường kéo dài, gián đoạn cung ứng toàn cầu, một số thuốc có giá biến động mạnh, một số danh mục nhu cầu lớn nhưng nguồn cung hạn chế (một số danh mục chỉ có 01 thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật trúng thầu)… kết quả là nhiều mặt hàng thuộc các gói thầu chưa có hoặc không có KQLCNT: danh mục đấu thầu tập trung Quốc gia còn 7/39 thuốc; danh mục thuốc đàm phán giá 2021, 2023 còn 40/54 thuốc; danh mục thuốc generic đấu thầu tập trung tại SYT năm 2023-2024 còn 62/470 thuốc, danh mục thuốc cổ truyền còn 7/18 thuốc; danh mục vị thuốc cổ truyền còn 92/115 vị thuốc; danh mục thuốc đấu thầu tại đơn vị còn 1/3 thuốc.
- Một số thuốc đã trúng thầu nhưng cung ứng chậm, gián đoạn cung ứng. Trong năm 2023, Bệnh viện đã có văn bản về việc gián đoạn cung ứng 33 nhà thầu với 38 danh mục thuốc trong đó có nhiều thuốc tiêm truyền: thuốc kháng sinh, thuốc gây mê.. do đó đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Đối với vật tư, trang thiết bị y tế: Năm 2023 Sở Y tế không tổ chức đấu thầu tập trung vật tư, hóa chấất, sinh phẩm do đó Bệnh viện phải tự tổ chức lựa chọn nhà thầu dẫn đến số lượng gói thầu lớn (Năm 2023 Bệnh viện tổ chức đấu thầu 59 gói thầu) trong đó có một số gói thầu phải tổ chức đấu thầu 2-3 lần như: Mua sắm vật tư khám và điều trị, Mua sắm vật tư nội soi khớp, Mua sắm vật tư dùng cho máy tiệt trùng nhiệt độ thấp...Việc sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT đôi khi còn chậm, các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao bệnh viện còn phải mời kỹ sư hãng hoặc thợ tuyến trên về kiểm tra sửa chữa. Số lượng TTBYT hiện có của bệnh viện lớn, nhiều trang thiết bị đã đưa vào sử dụng từ lâu nên bị hư hỏng nhiều, một số trang thiết bị không có linh kiện thay thế. Cán bộ kỹ thuật của bệnh viện chỉ bảo dưỡng được một số thiết bị đơn giản, các thiết bị kỹ thuật cao phải thuê thợ ngoài, kinh phí duy tu, bảo dưỡng lớn. Một số trang thiết bị hư hỏng lớn, giá trị sửa chữa trên 100 triệu như máy chụp cộng hưởng tử, máy CT 128 lát, máy CT 8 lát… phải tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến việc khám và điều trị bệnh nhân.Việc mua sắm vật tư, hoá chất, TTBYT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xây dựng giá kế hoạch do không tham khảo được giá trúng thầu, không xin được đủ báo giá, không tìm được đơn vị thẩm định giá. Tại bệnh viện còn xẩy ra tình trạng cung ứng gián đoạn 1 số vật tư, hoá chất.Nhân lực của phòng Vật tư còn thiếu nhất là đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, lành nghề.
Theo đó, để giải quyết các vấn đề khó khăn trên cần Triển khai đồng bộ các giải pháp từ khâu lập dự trù, đấu thầu, cung ứng, sử dụng để đảm bảo cung ứng đầy đủ nhất thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Dự trù thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế: Thực hiện tổng hợp dự trù từ các khoa phòng, phân tích theo nhóm điều trị, phân tích ABC để đánh giá tương quan chi phí và lượng tiêu thụ, phân tích VEN để xác định ưu tiên trong vấn đề mua sắm. Với các thuốc cấp cứu, thuốc gây nghiện, hướng thần, thuốc chuyên khoa…ưu tiên lựa chọn 2-3 nhóm tiêu chí kỹ thuật, với nhiều danh mục có cùng tác dụng (nếu có) để tăng khả năng cung ứng. Nâng cao trách nhiệm của các khoa, phòng khi dự trù đảm bảo dự trù sát với thực tế sử dụng, mô hình bệnh tật và kế hoạch phát triển kỹ thuật chuyên môn của các trung tâm, khoa phòng.
Đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế: Đối với các danh mục thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế mua sắm tại đơn vị cần chủ động hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện theo đúng quy trình Bệnh viện đã xây dựng đảm bảo cơ số tồn kho khi mua sắm để hạn chế tối đa gián đoạn cung ứng. Các danh mục thuốc đấu thầu tập trung, đàm phán giá khi chưa hoặc không có KQLCNT, hoặc các danh mục đã có KQLCNT nhưng nhu cầu tăng có nguy cơ thiếu thuốc thì triển khai ngay kế hoạch mua sắm tại đơn vị.
Cung ứng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế: Chủ động lập kế hoạch cung ứng đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo luôn duy trì được cơ số tồn kho 3-4 tháng đặc biệt là nhóm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc gây tê, gây mê, thuốc cấp cứu… Xử lý nhà thầu vi phạm (nếu có) Thường xuyên rà soát danh mục để thực hiện mua sắm không vượt quá 20% số lượng được phân bổ theo quy định, xin điều tiết giữa các đơn vị trong danh mục có KQLCNT đảm bảo cung ứng các thuốc thiếu và thực hiện mua sắm khi nhu cầu vượt quá khả năng điều tiết.
Sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế: Tăng cường vai trò của Hội đồng thuốc & điều trị, hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện hướng dẫn, hội chẩn sử dụng thuốc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế.
Có kế hoạch ưu tiên sử dụng các thuốc nguồn cung khan hiếm, cung ứng chậm cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu; sử dụng các thuốc thay thế lẫn nhau. Tăng cường theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất tại các khoa phòng hiệu quả, tiết kiệm.
Công tác sửa chữa, bảo dưỡng : Tăng cường công tác giám sát việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế tại các trung tâm, khoa phòng. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về việc quản lý TTBYT, tham gia các lớp đào tạo về bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế.
Tiếp tục nâng cao năng lực đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế: Ban Giám đốc Bệnh viện luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác đấu thầu, mua sắm thuốc.Bệnh viện đã thành lập bộ phận thầu bao gồm phòng TCKT, các phòng hậu cần và các thành viên là cán bộ tại các khoa phòng chuyên môn. Các thành viên tổ thầu thường xuyên học tập, chia sẻ kinh nghiệm; tham gia các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao năng lực của các Tổ, Hội đồng đặc biệt là Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định đấu thầu đảm bảo thực hiện đúng quy định. Phân công nhiệm vụ chức trách cho các cán bộ một cách phù hợp để đảm bảo ai cũng có việc phải làm và có trách nhiệm với công việc. Cập nhật các văn bản kịp thời để hoàn thiện quy trình đấu thầu tại đơn vị phù hợp với các văn bản pháp luật, giúp cho việc triển khai các bước trong quy trình đấu thầu được rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính pháp lý.Đối với mỗi gói thầu khi triển khai đều đề ra tiến độ thực hiện để làm căn cứ đánh giá tiến độ, trách nhiệm của các thành viên khi thực hiện, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà, chúc Tết bệnh nhân phong (29/01/2024 11:30)
- Tăng cường quản lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (29/01/2024 08:20)
- Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024 (27/01/2024 08:40)
- Ngành y tế đề xuất phụ cấp nghề cao nhất với viên chức khi xây dựng chế độ tiền lương mới (23/01/2024 08:05)
- Nhờ nguồn máu an toàn, chất lượng, ngành y tế đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật mới (21/01/2024 08:24)