bn-current-user-online-portlet

Online : 4126
Total visited : 151070895

Khó khăn khi triển khai đề án 06 tại TTYT thị xã Quế Võ

30/01/2024 08:35 View Count: 126

Trong thời gian vừa qua được sự chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành liên quan, Trung tâm Y tế thị xã Quế Võ đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp trong việc triển khai Bệnh án điện tử và các nhiệm vụ khi triển khai Đề án 06 tại đơn vị.

Theo đó, việc triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06 bao gồm: Công tác phát hành ký số trên hệ thống QLVB đạt 100%; khám chữa bệnh sử dụng căn cước công dân đạt trên 94%; khai báo lưu trú đạt trên 95%; liên thông Giấy chứng sinh lên Cổng giám định BHXH hiện nay đạt 100%; thanh toán viện phí không dung tiền mặt đạt trên 65%; làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin” đạt 99,6%. Triển khai Bệnh án điện tử: Cơ bản đã đáp ứng được công tác khám chữa bệnh tại trung tâm và theo đúng quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế.

Tính đến ngày 28/12/2023 đã mở được trên 2000 thẻ ATM, trong đó đã hướng dẫn mở tài khoản (ATM) miễn phí cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như: Tiểu đường, huyết áp, Tim mạch 446 thẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Công nghệ thông tin đã hỗ trợ, phối hợp tích cực, thường xuyên trong việc triển khai bệnh án điện tử, khắc phục kịp thời các sự cố, hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết, khi trung tâm chưa mua sắm được để triển khai đồng bộ hệ thống Bệnh án điện tử. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác triển khai Bệnh án điện tử và các nhiệm vụ khi triển khai Đề án 06 tại trung tâm Đề án 06 còn gặp một số  khó khăn, vướng mắc như sau:

Triển khai các nhiệm vụ Đề án 06: Việc triển khai khám chữa bệnh bằng CCCD mới được triển khai, nên người bệnh chưa hình thành thói quen sử dụng CCCD để tham gia khám bệnh, chữa bệnh; Đối tượng tham gia khám bệnh, chữa bệnh đa dạng, nhiều lứa tuổi, nhiều nhóm đối tượng, nhiều người bệnh, người nhà người bệnh không sử dụng tài khoản ngân hàng và điện thoại thông minh….nên việc thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các đối tượng người bệnh cao tuổi. Một số CCCD được tích hợp thông tin BHYT còn sai thông tin; một số CCCD đã kích hoạt VNeID lên cấp độ 2, nhưng chưa tích hợp thông tin BHYT. Việc triển khai Bệnh án điện tử đã được triển khai từ năm 2022, đến nay đã cơ bản đáp ứng được công tác khám chữa bệnh của trung tâm. Đơn vị đã chủ động trao đổi với Doanh nghiệp cho thuê phần mềm bệnh án điện tử hỗ trợ tạm thời 2 máy chủ, trong khi chưa mua được, do khó khăn trong việc thuê, mua sắm vì các văn bản hướng dẫn còn chưa rõ ràng.

Từ thực tế triển khai Bệnh án điện tử và các nhiệm vụ theo Đề án 06, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai như sau:Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, quyết liệt từ Sở Y tế đến các đơn vị; sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai Bệnh án điện tử và các nhiệm vụ theo Đề án 06, với mục đích cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, là khách hàng của đơn vị. Đơn vị cần chủ động trong công tác nghiên cứu các văn bản, trao đổi, thảo luận với các cơ quan liên quan về cách thức, phương pháp,…để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả và đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của cấp thẩm quyền giao.Xây dựng kế hoạch, thành lập các Tổ triển khai cụ thể, chi tiết, có mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế; song song với việc chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục, rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Thanh Thương