- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Người làm báo trong kỷ nguyên số: Cơ hội và thách thức
Công nghệ hiện đại đã mang tới những tiện ích vượt bậc, nhưng đứng trước sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn của công nghệ thông tin, người làm báo cũng phải đối mặt với không ít thách thức, đòi hỏi phải nhanh chóng bắt kịp với xu thế thời đại và làm chủ được kỹ thuật mới trong quá tình tác nghiệp.
Người làm báo cần làm gì trong kỷ nguyên số?
Thực tế cho thấy, trong kỷ nguyên số, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kết nối, số lượng các tờ báo điện tử, các loại hình truyền thông đa phương tiện cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức. Công nghệ số làm cho báo chí có bước nhảy vọt về thời gian thông tin, không gian bao phủ, cách thức tiếp cận thông tin, tăng về số lượng bạn đọc, cũng như số lượng và chất lượng thông tin. Không ít nhận định rằng, làm báo trước kia và giờ đây rất khác.
Nhà báo Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hà Nội từng chia sẻ, hơn 20 năm trước, phóng viên đi sự kiện hoặc thực hiện đề tài đều ghi chép ra giấy, viết bài xong phải chạy ra cửa hàng thuê đánh máy chữ để gửi bài về tòa soạn (bằng fax là phổ biến). Muốn tìm hiểu kiến thức hầu như chỉ dựa vào kênh thông tin lưu trữ trong sách, báo của thư viện. Còn bây giờ, công nghệ số trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm báo.
Trong thời đại kỷ nguyên số, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kết nối, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức. Công nghệ số làm cho báo chí có bước nhảy vọt về thời gian thông tin, không gian bao phủ, cách thức tiếp cận thông tin, tăng về số lượng bạn đọc, cũng như số lượng và chất lượng thông tin.
Nhà báo Nguyễn Minh Đức cho rằng, khi nội dung và công nghệ luôn song hành với nhau, nhà báo và cơ quan báo chí sẽ khẳng định được vị thế, năng lực của mình. Trong kỷ nguyên số, câu chuyện viết cái gì, viết như thế nào cho bạn đọc nhanh tiếp cận nhất càng được đặt ra cấp thiết. Người làm báo hôm nay phải biết luật chơi của công nghệ, thay đổi tư duy ngôn ngữ làm báo truyền thống sang tư duy của báo chí số.
Tại một sự kiện, nhà báo phải kết hợp tác nghiệp trên nhiều nền tảng, tạo ra sản phẩm đa dạng loại hình để đáp ứng nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Giá trị của tác phẩm bên cạnh đề tài “độc”, còn nằm ở chỗ người viết phải chuyên sâu, gần như là chuyên gia của lĩnh vực đó.
Còn nhà báo Hồ Quang Lợi - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong bối cảnh kỷ nguyên số, nội dung báo chí đương nhiên phải có chất lượng tốt để có bạn đọc. Do đó, nội dung và công nghệ luôn phải song hành. Nếu nội dung là vua thì công nghệ là hoàng hậu. Nhà báo phải làm chủ công nghệ, không được để công nghệ “giết chết” cảm xúc của nhà báo. Đồng thời, người làm báo phải nhanh chóng thay đổi phương cách tác nghiệp để thích ứng, theo kịp sự biến đổi và phát triển của công nghệ thời hội nhập.
Thách thức lớn trong quản trị nội dung thông tin
PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, chuyển đổi số báo chí thực chất là chuyển đổi từ báo chí đơn loại hình sang nền báo chí lấy báo điện tử làm trung tâm, ứng dụng công nghệ số trong toàn bộ hoạt động của tòa soạn hội tụ. AI cùng với các công nghệ số mới như bockchain, xR... là công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội dung số; cũng là một thách thức lớn trong quản trị nội dung thông tin báo chí.
Chia sẻ với đông đảo người làm báo, bạn đọc tại Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo (AI) và Quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, câu chuyện trí tuệ nhân tạo (AI) có 2 lựa chọn trước một sự kiện: Một là tương tác, “bắt trend”; Thứ hai, vì công nghệ, trí tuệ nhân tạo luôn luôn thay đổi nên vừa nói ra có thể đã lạc hậu.
Cho nên chúng ta có thể tiếp tục chiêm nghiệm và sự chiêm nghiệm này luôn bổ ích trong quá trình suy ngẫm về vấn đề đó.
Đi sâu vào phân tích, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh thêm, con người đừng nghĩ sẽ quyết định mà chúng ta đang chịu ảnh hưởng của thuật toán. Thực tế thuật toán đã nắm được hành vi của con người. “Nó nguy hiểm ở chỗ, một thời gian dài chúng ta sống với mạng xã hội, chúng ta có định kiến về một việc trước khi hiểu rõ bản chất của việc đó. Và quá trình tác nghiệp của chúng ta trở thành hành trình chứng minh định kiến ấy là đúng chứ không phải quá trình đi tìm sự thật”.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nói, AI đang đe dọa nguồn thu của báo chí. Hiện nay, báo chí kiếm tiền đã khó từ báo in, phát thanh truyền hình và kể cả báo điện tử. Trong khi đó, cùng với việc thu hút đạt được quảng cáo trên điện tử thì lại xảy ra tình trạng những ông lớn như Facebook hay Google tạo lập ra mạng lưới để quảng cáo. Và dần dần các cơ quan báo chí đều phải cài mã của Facebook hay Google, không cài mã của họ sẽ bị đánh tụt index.
Tuy nhiên, xét trong một chừng mực nhất định thì các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google đang mang lại khoảng 50% lượng traffic (lượng truy cập) cho các cơ quan báo chí.
Theo PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, có nhiều cách khác nhau để áp dụng AI trong hoạt động nghiệp vụ báo chí như: Tóm tắt nội dung văn bản và tài liệu; trả lời theo yêu cầu và chủ đề của người dùng hoặc sáng tạo các nội dung, các tác phẩm theo góc nhìn mới; đặt tiêu đề cho các bài báo, dịch thuật đa ngôn ngữ. Đặc biệt, sử dụng các công cụ AI hỗ trợ quá trình viết bài, biên tập, quản trị nội dung để gia tăng tốc độ sản xuất tin bài của các tòa soạn báo.
Báo chí chỉ nên coi công nghệ là công cụ
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, trong nghề báo, AI cho các tòa soạn cơ hội dần gạt bỏ bớt những công đoạn, lao động, kỹ năng cơ bản mà máy có thể làm tốt hơn con người, đừng làm những công việc thừa. Đặc biệt, con người thấy sự choáng ngợp vô tận của thế giới, mà quên mất rằng thế giới bên trong của mình cũng vô tận, sâu vô cùng, điều mà đến giờ máy móc chưa can thiệp được vào nhiều.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, câu chuyện này thoát ly ra khỏi phạm vi công nghệ, chỉ dùng công nghệ ở chỗ có lợi, không vào hùa những thứ cho là công nghệ nhưng làm mất đi bản thể của mình. Báo chí hãy chỉ coi công nghệ là công cụ
Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, việc đầu tư này rất cần thiết và nếu ai đó giờ phút này nói không nên đầu tư vào AI thì thật sự tụt hậu.
Dẫn chứng một ví dụ, ông Lê Quốc Minh nói: “Cuối năm 2017, tại Hội nghị Báo chí toàn quốc có nói về trí tuệ nhân tạo trong báo chí, lúc đó có vị cho rằng tôi nói chuyện này còn xa xôi lắm, còn lâu mới vào Việt Nam. Nhưng chỉ vài năm sau thôi, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Công nghệ nhanh nhạy hơn chúng ta nghĩ. Cho nên đầu tư vào AI hiện nay là vô cùng cần thiết và cần có cái nhìn rộng hơn”.
Theo ông Lê Quốc Minh, đầu tư AI không phải đơn giản là những công cụ viết bài. Năm 2018, Thông tấn xã Việt Nam đã đưa AI vào nắm bắt hành vi của người dùng, sử dụng toàn bộ hệ thống AI để mỗi người vào xem có hành vi khác nhau, từ đó hiểu biết được người này, để trong vòng 1 tuần, 2 tuần sẽ nhắc nhở, kéo người đọc quay trở lại. Hay một người thích đọc tin thể thao thì hệ thống AI sẽ đẩy tin thể thao để thu hút người dùng. Tức là, hệ thống trí tuệ nhân tạo hiểu rõ hành vi của người dùng, cá nhân hóa nội dung, đẩy nội dung đến cho người dùng...
Theo PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, các cơ quan báo chí cần chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó đẩy mạnh ứng dụng AI trong tòa soạn. Cần chú ý là không có kịch bản chung cho việc ứng dụng AI trong quản trị sáng tạo nội dung báo chí. Với các cơ quan báo chí đang ở bước cơ bản trong chuyển đổi số, cần tập trung các ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất, nghiên cứu và phân khúc công chúng trên phiên bản báo điện tử, chú trọng an toàn và an ninh thông tin.
Như vậy, kỷ nguyên số mở ra cho nhà báo và các cơ quan báo chí những thuận lợi, nhưng cũng tạo không ít khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại. Do vậy, bản thân mỗi nhà báo cần sáng suốt, biết mình cần làm gì để tốt hơn cho công việc và làm báo một cách chuyên nghiệp nhất.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Triển khai chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp (21/06/2023 14:45)
- Khi bác sĩ cầm bút (21/06/2023 07:51)
- Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn (20/06/2023 15:21)
- Tăng cường triển khai ứng phó với nguy cơ nắng nóng kéo dài (09/06/2023 13:59)
- Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh do não mô cầu (09/06/2023 07:58)