- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Nhân lên hi vọng cho trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh bệnh lí
Đi vào hoạt động từ năm 2015 với những bước đi chập chững đầu tiên khi là đơn nguyên Sơ sinh thuộc khoa Nội Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh; khoa Sơ sinh chính thức được “góp tên” trong bệnh viện vào cuối năm 2020 khi các điều kiện về nhân lực, hạ tầng, trang thiết bị được đảm bảo. Trong suốt chặng đường hoạt động và đồng hành với sự phát triển của bệnh viện, những y bác sĩ trẻ, nhiệt huyết của Khoa Sơ sinh đã vừa làm vừa không ngừng học hỏi, xây dựng, nỗ lực phấn đấu để điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng những mầm xanh non yếu trở nên cứng cáp, khỏe mạnh, để ghi những dấu mốc đầu tiên trong nhật kí cuộc đời của một sinh mệnh.
Thành công ươm những mầm xanh non yếu
Khoa Sơ Sinh được chia làm 3 khu gồm: khu sơ sinh bệnh lí, khu kangaroo và chiếu đèn, khu hồi sức tích cực sơ sinh. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được tập thể Khoa đặc biệt chú trọng. Mỗi bác sĩ, điều dưỡng đều tự ý thức trong khâu vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, khử khuẩn, tiệt khuẩn để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn. Bác sĩ Hoàng Thị Hương – Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: Xuất phát từ thực tế chuyên môn cũng như đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí khoa phòng sao cho phù hợp, đặt mục tiêu lợi ích và an toàn của bệnh nhi lên hàng đầu. Vì vậy, cuối năm 2019, khoa đã triển khai Khu kangaroo và chiếu đèn. Lợi ích của phương pháp da tiếp da (kangaroo) đối với trẻ đẻ non là vô cùng lớn, giúp giảm các cơn ngừng thở, kích thích hệ tuần hoàn, giúp trẻ có thân nhiệt ổn định, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện và tăng tình cảm mẹ con. Nếu như trước đây, toàn bộ trẻ có chỉ định chiếu đèn đều được thực hiện tại khu hồi sức tích cực sơ sinh, cách li toàn bộ người nhà; thì hiện nay những đối tượng này được chuyển ra khu vực ngoài để giảm bớt gánh nặng cho cán bộ y tế, giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện và cũng để người nhà có điều kiện được chăm sóc trẻ.
Chuyển bệnh nhi có chỉ định chiếu đèn ra Khu Kangaroo và chiếu đèn là giải pháp sắp xếp, bố trí lại khoa phòng phát huy hiệu quả cao
Khoa Sơ sinh tiếp nhận điều trị cho những trẻ sơ sinh non yếu và trẻ dưới 2 tháng tuổi bị bệnh. Chính đặc thù này đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc tỉ mỉ, chính xác của đội ngũ cán bộ y tế hơn bất cứ nơi nào khác trong bệnh viện. Việc theo dõi sát từng thay đổi nhỏ của bệnh nhi, từ bữa ăn tiêu chậm hơn, nhịp thở bất thường hay chỉ một chút thay đổi sắc thái da…cũng là yêu cầu bắt buộc của cán bộ y tế khoa sơ sinh. Để từ đó giúp phát hiện sớm những trường hợp bệnh nhi có dấu hiệu bất thường và kịp thời xử trí; hay phát hiện bệnh nhi nghi ngờ nhiễm khuẩn để chuyển ra khu cách li và có biện pháp phòng ngừa, điều trị triệt để, tránh nhiễm khuẩn sang bệnh nhân khác.
Phương pháp da tiếp da cho trẻ đẻ non được triển khai thường quy mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ
Công tác phối hợp với các khoa, phòng trong bệnh viện, nhất là khoa sản được khoa Sơ sinh đặc biệt chú trọng. Toàn bộ các sản phụ có yếu tố nguy cơ trong quá trình chuyển dạ sinh thường hoặc sinh mổ đều có bác sĩ của khoa Sơ sinh trực tiếp xuống tận phòng đẻ để theo dõi, giám sát và xử trí những tình huống bất thường. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cũng là đơn vị duy nhất cử bác sĩ sơ sinh đi khám toàn bộ trẻ mới sinh tại khoa Sản đẻ và khoa Sản bệnh lí. Chia sẻ về hiệu quả của công tác này, Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Hương – Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: Nhờ khám sàng lọc tại các khoa sản, chúng tôi phát hiện được rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da sớm, nôn trớ, bú kém, viêm da, chậm ỉa phân su, phát hiện sớm trẻ bị nhiễm khuẩn…và kịp thời chuyển bệnh nhân lên khoa, hay tư vấn bệnh nhân cách điều trị và tiếp tục về nhà theo dõi. Mặc dù khối lượng công việc tại khoa cũng rất lớn, việc cử riêng bác sĩ khám trẻ mới sinh tại các khoa sản sẽ mất nguyên 1 ngày, nhưng nhờ hiệu quả cao nên khoa vẫn bố trí, sắp xếp nhân lực để thực hiện công tác này.
Khoa triển khai được nhiều kĩ thuật cao như đặt và theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập, thở máy cao tần, thay máu sơ sinh, đặc biệt là kĩ thuật đặt longline để nuôi dưỡng dài ngày ở trẻ đẻ non
Đến nay, khoa sơ sinh đã trở thành một trong những khoa phòng chủ lực của bệnh viện Sản Nhi. Hàng loạt kĩ thuật cao, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh được triển khai thường quy. Có thể kể đến là thực hiện Kangaroo cho trẻ đẻ non, có cân nặng thấp; đặt và theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập, thở máy cao tần, thay máu sơ sinh… Đặc biệt, khoa đã triển khai thành công kĩ thuật đặt longline để nuôi dưỡng dài ngày ở trẻ đẻ non. Đây được đánh giá là một kĩ thuật khó, không phải bệnh viện tuyến tỉnh nào cũng làm được ở thời điểm hiện tại. Nhờ vậy đã cấp cứu và điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng, ca bệnh khó như xuất huyết phổi, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn, viêm ruột, viêm phổi nặng, đa hồng cầu, vàng da nhân não. Đáng chú ý, khoa đã nuôi dưỡng thành công nhiều trẻ sơ sinh cực non có cân nặng 500- 600g; trẻ có cân nặng nhỏ nhất được nuôi sống thành công tại khoa Sơ sinh chỉ nặng 480g (24 tuần 6 ngày). Toàn bộ trẻ đẻ non cũng được tầm soát các bệnh lí về tim mạch, não, các bệnh lí về tai, mắt…giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các trẻ đẻ non, hạn chế các di chứng về sau.
Người mẹ thứ 2 của trẻ sơ sinh non yếu
Theo thống kê, hiện Khoa Sơ sinh tiếp nhận điều trị trung bình 50 – 60 bệnh nhân/ngày với các bệnh lí chủ yếu là trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm phổi, vàng da, nôn trớ bú kém… Thời gian điều trị của trẻ tại khoa khá dài, thậm chí lên đến 3 tháng liền với trẻ đẻ non. Khoa có 33 cán bộ, và 100% đều là nữ giới. Có một điểm đặc biệt là rất nhiều cán bộ của khoa chưa có gia đình, nhưng lại rất có kinh nghiệm làm mẹ, còn được ví là người mẹ thứ 2 của trẻ. 5 năm gắn bó với khoa sơ sinh cũng là ngần ấy thời gian điều dưỡng Nguyễn Thị Mai làm việc tại khu hồi sức. Phân công làm việc theo 2 ca 3 kíp, mỗi kíp trực của Mai gần như không có khoảng nghỉ khi phụ trách chăm sóc toàn diện cho 6 bệnh nhi, những ngày cao điểm có thể lên đến 9 bệnh nhi. Tiếp nhận ca trực, điều dưỡng sẽ thực hiện y lệnh của bác sĩ gồm tiêm thuốc, đặt xông dạ dày, rửa dạ dày với những em bé bụng trướng, lấy máu xét nghiệm, hút đờm rãi, đặt lại ống xông, thay longline... 3 giờ/lần, Mai và các đồng nghiệp cho bệnh nhi ăn, rồi tắm bé, lau chùi, vệ sinh hay bế ẵm và trò chuyện với bé. Ngoài ra, công tác lau lồng ấp, thay lồng, bơm tiêm, máy thở cũng do điều dưỡng chịu trách nhiệm toàn bộ. Thời gian trống sẽ dành cho việc cập nhật diễn biến, tình hình của trẻ vào bệnh án; hay thông báo tình hình của bé và động viên tinh thần, khích lệ gia đình cố gắng đồng hành với cán bộ y tế trong công cuộc nuôi dưỡng trẻ đẻ non.
Thật thà tâm sự, Mai chia sẻ: Từ những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp nhận những em bé sinh non còn nhỏ xíu, đến việc làm quen, thích nghi và tích lũy dần kinh nghiệm qua chia sẻ, hướng dẫn của các anh chị đi trước…đều là hành trang giúp em và đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc. Hàng ngày chứng kiến từng thay đổi nhỏ của các sinh linh còn non yếu, niềm vui sẽ được nhân lên khi con được “xa mẹ Mai” để ra ghép với mẹ ruột; sẽ là cảm giác vỡ òa hạnh phúc với ngày con được xuất viện.
Khoa Sơ sinh có một cuốn Sổ Nhật kí Mẹ và Bé – nơi các bố/mẹ của bệnh nhi viết lại những cảm xúc về hành trình đáng nhớ của con những ngày đầu đời tại bệnh viện. Sổ Nhật kí đã được viết sang cuốn thứ 3 với đầy ắp những kỉ niệm không thể nào quên. Có thể chỉ là đôi lời cảm ơn, nhưng cũng có khi là những bài viết đầy ắp dấu ấn của những bệnh nhi đặc biệt, tất cả đều là động lực giúp các cán bộ y tế của khoa Sơ sinh cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ chăm sóc, điều trị để nuôi sống những mầm non yếu đuối, để những mầm non ấy lớn lên từng ngày và có “cuộc hành trình lớn bắt đầu từ đôi bàn chân nhỏ” tại khoa Sơ sinh.
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Khoa Hồi sức tích cực nhi - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh: Nơi giành giật sự sống cho bệnh nhi nặng (07/12/2022 15:44)
- Công ty Vigen Việt Nam tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh (29/06/2022 14:56)
- Hội thầy thuốc trẻ khám tư vấn cho 200 đối tượng chính sách tại Yên Phong (31/05/2022 07:28)
- Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022 (15/05/2022 07:58)
- Thanh niên Bắc Ninh đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà (18/04/2022 08:57)