- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Lựa chọn thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị
Trong bối cảnh tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, việc lựa chọn thuốc bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và đặc biệt là phù hợp khả năng thanh toán cho người dân là bài toán đặt ra cho ngành y tế.
Đầu tiên, đối với người dân khi thấy triệu chứng không có lợi cho sức khỏe phải đến cơ sở y tế phát hiện sớm. Việc phát hiện sớm thì việc điều trị càng hiệu quả và giảm chi phí điều trị.
Thứ hai, vai trò của thầy thuốc tại các cơ sở y tế trong chẩn đoán, sử dụng phác đồ hợp lý rất quan trọng, đặc biệt đối với bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền phải sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau.
Thứ ba, ngành dược cần có thêm các sản phẩm mới hỗ trợ điều trị tốt hơn, chi phí thấp hơn cho điều trị cho người bệnh.
“Điều này đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa người thầy thuốc lâm sàng với việc theo dõi thuốc đó trong việc sử dụng thuốc hiệu quả. Các thầy thuốc phải thường xuyên cập nhật phản ứng không mong muốn, ảnh hưởng tương tác của thuốc với nhau, hiệu quả của thuốc… trong việc điều trị cho người bệnh”, GS Kính nói.
Cũng theo GS Kính, trong năm năm qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ khi thiết lập nhiều labor kiểm soát thức ăn chăn nuôi có trộn kháng sinh và tình trạng này đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề chính nằm ở con người là chúng ta vẫn chưa làm theo quy định hiện hành về việc sử dụng kháng sinh hiệu quả.
GS Kính cảnh báo tình trạng kháng kháng sinh rất nghiêm trọng tại Việt Nam. Điều này không chỉ do ý thức người dân tự ý mua kháng sinh điều trị, các cửa hàng thuốc vì lợi nhuận bán thuốc không cần đơn bác sĩ mà ngay cả chính bản thân thầy thuốc cũng đang kê nhiều kháng sinh cho người bệnh.
Việc dùng nhiều kháng sinh không hợp lý sẽ tạo thành áp lực thuốc cho người bệnh và chọn lọc ra những chủng vi sinh vật kháng đa thuốc. Lúc đó, người bệnh sẽ bị kháng thuốc, thậm chí kháng đa thuốc, khiến việc điều trị khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài, chi phí nhiều hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
“Tôi cũng muốn gióng hồi trống về nguy cơ nhiễm trùng trong môi trường bệnh viện vì vi khuẩn trong môi trường bệnh viện hầu hết đều là vi khuẩn siêu kháng thuốc”, GS Kính cho hay.
Đến nay, Bộ Y tế cũng đang hoàn thiện Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng gồm: Xây dựng các danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xây dựng quy trình hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc... đến các hoạt động cụ thể trên cá thể người bệnh, đặc biệt là nhóm bệnh nhân đặc biệt (bệnh nhân mắc nhiều bệnh đồng thời; bệnh nhân nhi; bệnh nhân phải sử dụng các thuốc đặc biệt như các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt...).
Nghị định cũng quy định các hoạt động kiểm tra, giám sát kê đơn sử dụng thuốc trên bệnh nhân, bình ca lâm sàng; Tham gia hội chẩn chuyên môn để lựa chọn thuốc trong điều trị nhằm bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả..
Trong thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng Đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách thuốc bảo hiểm y tế sẽ không còn mang tính khuyến khích mà chắc chắn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào danh mục.
“Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả đã có hệ thống văn bản quy phạm và các hướng dẫn tương đối đầy đủ. Vấn đề là các sở y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện như thế nào để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn”, Thứ trưởng nói.
Ngoài nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ về kháng thuốc, Bộ Y tế sẽ có những chương trình nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc, tăng cường hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; Tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý; Kiểm soát nhiễm khuẩn và tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất 'người nhiễm HIV phải thông báo' (24/10/2020 15:33)
- Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng chống dịch Covid – 19 trong mùa đông xuân năm 2020 và đông xuân 2021 (24/10/2020 09:26)
- Phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ (24/10/2020 09:25)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập khoa Dinh dưỡng (22/10/2020 16:21)
- Bộ Y tế cấp 4,2 triệu viên sát khuẩn nước cho các địa phương bị lũ lụt (22/10/2020 07:53)