- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Uốn ván
Sở Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Uốn ván nhằm đáp ứng phòng chống mắc, tử vong đối với bệnh Uốn ván trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm đầu mối về truyền thông, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm phòng chống bệnh Uốn ván; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh Uốn ván, các triệu chứng của bệnh và các biện pháp phòng tránh để người dân tự giác, chủ động phòng bệnh.
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh uốn ván
Các đơn vị dự phòng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ưu tiên hình thức truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh Uốn ván đối với sức khỏe, tính mạng con người và các biện pháp phòng, chống... Đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin, huyết thanh phòng Uốn ván. Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh Uốn ván đầy đủ cho người phơi nhiễm. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tham gia tiêm phòng đầy đủ để duy trì thành quả loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh rà soát các trường hợp trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin Uốn ván, tổ chức triển khai tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng kịp thời.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi tiếp nhận trường hợp có vết thương nguy cơ phơi nhiễm Uốn ván cần tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân tiêm chủng và thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh. Đồng thời, tập huấn cho nhân viên y tế tham gia khám phát hiện sớm, điều trị người bệnh mắc Uốn ván đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 về ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (trong đó có bệnh Uốn ván). Các đơn vị tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp nặng, tử vong do bệnh Uốn ván. Phối hợp chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT và các báo cáo khác theo quy định.
Bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván được coi là 03 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em do hệ miễn dịch và sức khỏe còn non yếu. Do đó, vắc xin ra đời giúp bảo vệ con người khỏi khả năng nhiễm bệnh, cũng như là phòng tránh việc lây lan bệnh dịch trong cộng đồng, xã hội. Có thể nói, việc tiêm vắc xin phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván đóng vai trò quan trọng trong công cuộc miễn dịch cộng đồng, nâng cao chất lượng sức khỏe và làm giảm gánh nặng cho ngành y tế trong việc điều trị bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 02 năm đầu đời. Việc này giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch cho trẻ em, đồng thời tạo đà phát triển khỏe mạnh của trẻ sau này. Bên cạnh đó, đối tượng thanh thiếu niên, người lớn trưởng thành cũng rất cần tiêm chủng các mũi tiêm theo phác đồ được chỉ định, nhằm nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình. Tiêm chủng vắc xin sẽ giúp chúng ta giảm dần được tỉ lệ các biến chứng để lại sau khi mắc bệnh, giúp người dân yên tâm và tập trung vào các hoạt động cuộc sống hàng ngày.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Chủ động ứng phó với thiên tai, mùa mưa bão năm 2024 (16/08/2024 14:39)
- Tăng cường dự phòng, chẩn đoán, điều trị ngăn chặn tử vong do sốt rét ác tính (16/08/2024 09:31)
- Triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ dân số tham gia BHYT (07/08/2024 08:13)
- Xác nhận nội dung quảng cáo cho Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt Hoàng Dung (02/08/2024 15:36)
- Tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu và chấn chỉnh báo cáo bệnh truyền nhiễm (02/08/2024 09:15)