- Quy hoạch ngành GTVT
- News & Events
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
bn-current-user-online-portlet
Online : 4991
Total visited : 150707846
Công nghệ ô tô
BỘ CHỐNG BÓ CỨNG BÁNH XE KHI PHANH (ABS)
Để tăng tính năng an toàn cho xe ô tô, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Ngày nay trên các xe ô tô hiện đại các hãng xe ô tô điều trang bị hệ thống chống bó cứng khi phanh ( ABS).
I. Giới thiệu chung:
Nhiệm vụ của bộ chống bó cứng bánh xe khi phanh là đảm bảo hiệu quả phanh tối ưu (quãng đường phanh ngắn nhất), trong khi đó vẫn đảm bảo tốt tính ổn định hướng khi phanh và tính dẫn hướng của ôtô.
Bộ chống bó cứng bánh xe khi phanh (ABS - Viết tắt của tiếng Anh là chữ Antilock Braking Sytem) được sử dụng đầu tiên ở ngành hàng không năm 1949. Trong ngành ôtô thì ABS được áp dụng đầu tiên vào năm 1969. Hệ thống này thường được dùng trên xe con – Loại xe đòi hỏi tính an toàn cao.
Theo thống kê, 10% số vụ tai nạn xảy trong trường hợp cần dừng khẩn cấp, khi tài xế đạp phanh đột ngột làm bánh xe bị bó cứng dẫn đến bị rê, trượt gây ra mất ổn định lái và tăng quãng đường phanh. Hệ thống ABS giúp khắc phục tình trạng này không phụ thuộc vào kỹ thuật phanh của người lái.
Các bộ phận của hệ thống phanh ABS
II. Nguyên lý hoạt động:
- Chế độ phanh bình thường:
Ở chế độ này ABS không hoạt động, áp suất dầu đi từ xi lanh chính đến thẳng xi lanh bánh xe thông qua bộ chấp hành của phanh. Ở chế độ này Bộ điều khiển (ECU) không cung cấp tín hiệu.
- Chế độ phanh khẩn cấp:
Khi phanh khẩn cấp thì bánh xe có nguy cơ bị bó cứng và bị trượt lê hoàn toàn. Để tránh hiện tượng này ECU sẽ cấp tín hiệu điều khiển đến bộ phận chấp hành thực hiện liên tục theo ba pha làm việc sau:
+ Pha giảm áp suất dẫn động phanh:
Khi cảm biến tốc độ báo hiệu cho ECU là tốc độ của bánh xe đang giảm, có nguy cơ làm bánh xe bị bó cứng, ECU điều khiển dầu phanh không thể đi từ xi lanh chính đến xi lanh bánh xe được. Dầu phanh ở bánh xe dưới áp suất cao sẽ thoát qua cửa xả của của bộ phận chấp hành chảy vào bình chứa.
+ Pha giữ áp suất cố định trong dẫn động phanh:
Khi cảm biến tốc độ báo hiệu cho ECU là tốc độ của bánh xe đạt mức lý tưởng thì ECU sẽ điều khiển bộ phận chấp hành giữ nguyên áp suất dầu phanh tại các xi lanh bánh xe để duy trì mức giảm tốc của bánh xe.
+ Pha tăng áp suất trong dẫn động phanh:
Khi vận tốc của bánh xe tăng lên cần tăng cường áp suất trong xi lanh bánh xe để tiến hành quá trình phanh tiếp tục, lúc đó ECU sẽ điều khiển bộ phận chấp hành để xi lanh bánh xe thông với xinh lanh phanh chính.
Ở chế độ phanh khẩn cấp ba pha sẽ lặp đi lặp lại theo chu kỳ cho đến khi bánh xe dừng hẳn và trong quá trình phanh thì bánh xe không bị trượt lê.
sondt.sgtvt@bacninh.gov.vn
Source:
BBN
Latest posts
- Chi bộ Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT sinh hoạt chuyên đề quý IV năm 2024 (07/11/2024 16:49)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công (06/11/2024 11:07)
- Cảnh báo việc mượn danh nghĩa của Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tiền (04/11/2024 11:02)
- Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn sân tập lái xe, xe tập lái (04/11/2024 08:35)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ gói thầu số 16, dự án đường Vành đai 4 (04/11/2024 08:15)