Truyền thống ngành GTVT Bắc Ninh

10/06/2016 14:46 View Count: 11779

MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI BẮC NINH

 

A. THỜI KỲ TỪ NĂM 1945 - 1954

 

        Năm 1945 Giặc pháp chiếm đóng Bắc Ninh lực lượng GTCC chuyển ra hoạt động ở vùng tự do cùng với các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh, từ đó sự hoạt động của Ngành giao thông vân tải do Sở Lục lô Bắc Ninh (thời kỳ pháp thuộc) đảm nhiệm.

        Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ công hòa Tỉnh Bắc Ninh thành lập Ty công chính do Ông Đỗ Xuân Mai làm trưởng Ty, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian này nhằm chăm lo công việc đi lại và thông tin liên lạc ở địa phương.

Khi Thực dân Pháp trở lại Nam Bộ, kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946) hoạt động chủ yếu củaNgành giao thông công chính Bắc Ninh là vận động tổ chức lực lượng phá cầu, phá đường tạo chướng ngại vật để ngăn bước tiến của quân xâm lược Pháp.

         Do thời kỳ này lực lượng GTCC của Tỉnh thường xuyên hoạt động bí mật phối hợp cùng với du kích và bồ đội địa phương đặt mìn trên các đường 1,3,18,38 để phá xe quân sự ngăn chặn các đội hành quân càn quét của giặc buộc quân PHáp phải hạn chế hành quân càn quét tao điều kiện thuận lợi cho bồ đội ta hoạt động phá bốt diệt đồn góp phần cùng với cả nước trường kỳ kháng chiến. đến 7/5/1954 làm nên chiến thắng lịch sử điện biên phủ giải phóng miền Bắc, chấm rứt sự xâm lược của Thực dân Pháp mở đầu cho thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

 

B. THỜI KỲ TỪ NĂM 1954 – 1963.

 

         Sau chiến thắng Điện Biên Phủ hiệp định Giơnevơ được ký kết giặc pháp rút khỏi Bắc Ninh, đến tháng 8 năm 1945 Ty giao thông Bắc Ninh được thành lập cùng với Ty Thủy lợi và Ty kiến trúc trên cơ sở Ty giao thông công chính tách ra do Ông Nguyễn Phong – Phó trưởng Ty phụ trách, năm 1958 Ông Nguyễn Phong chuyển công tác khác, Ông Đỗ Việt Thoan được điều động về làm Phó Ty phụ trách ty GTVT. Thời kỳ này Bắc Ninh tiến hành cải tạo công thương đã tổ chức một số công ty hợp doanh ô tô của Tỉnh với trên 30 xe tải và xe ca, đồng thời thành lập đội công trình cầu đường để xây dựng và sửa chữa hệ thống giao thông vừa mới tiếp quản. Năm 1960 Tỉnh bổ nhiệm Ông Vũ Quỳnh làm trưởng Ty giao thông vận tải Bắc Ninh.

         Thời kỳ mới tiếp quản toàn Tỉnh chỉ có khoảng 100km đường ô tô đi lại được (kể cả đường 3 và đường 5) thuộc huyện Đông Anh và Gia Lâm lúc đó thuộc tỉnh Bắc Ninh chỉ sau 3 năm ( từ 1956 – 1958 đã nâng cấp cải tạo đuợc thêm gần 100km và xây dựng được gần 100 cầu tạm đảm bảo cho xe ô tô 8 tấn qua lại., Bến Phà Hồ trên đường 38 cũng được trang bị Phà Gỗ 6 tấn chở bằng tay để chở người và xe con việc giao lưu giữa tỉnh và huyện đã dễ dàng hơn các đường 20, 182,181 đi qua Gia lương được nâng cấp đảm bảo cho xe ô tô qua lại được thông suốt cả bốn mùa. Đây thực sự là một cuộc cách mạng vì Gia lương vốn là một Huyện vùng chiêm trũng nước ngập quanh năm lúc đó không có ô tô vận chuyển Ty GTVT đã phải tập trung xe bò kéo của toàn tỉnh đưa về Gia lương để vận chuyển đất đá từ núi Thiên thai đưa ra rải đường, xây cầu. Trong những năm 1956-1958 trên địa bàn huyện Gia lương đã diễn ra một công trường lớn làm đường giao thông, đồng thời thời gian này một số cầu tạm đã đựoc thay thế bằng cầu Bê tông như Cầu Ngà trên đường 18 Cầu Trần trên đường 38, Cầu móng trên đường 20, Cầu Ngụ, Cầu Bùng, Cầu Khoai trên đường 181,182 đồng thời Phà Hồ cũng được trang bị thêm Phà 12 Tấn có Ca nô lai dắt, việc đi lại qua Phà Hồ đã thuận lợi hơn nhiều. về vận tải Xi nghiệp hợp doanh ô tô được củng cố, các HTX vận tải thuyền buồm, HTX vận tải xe bò cũng được tổ chức và hoạt động khá mạnh có thể nói đến năm 1962 Ngành giao thông vận tải Bắc Ninh đã có một lực lượng đủ sức phục vụ theo yêu cầu xây dựng kinh tế và cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn Tỉnh. Năm 1963  (ngày 1 tháng 4) hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được hợp nhất thành Tỉnh Hà Bắc.

 

C. THỜI KỲ TỪ 1963 - 1986

 

          Tháng 4 năm 1963 Bộ máy Chính quyền của Tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động cơ sở hạ tầng của Tỉnh lúc này còn rất yếu kém.

Những hoạt động chính của Ngành giao thông vận tải.

         Trong hai năm 1963 đến 1964 (trước chiến tranh phá hoại miền Bắc) Trong lúc tỉnh mới được hợp nhất cơ sở vật chất kỹ thuật về giao thông vận tải của toàn Tỉnh còn yếu kém  nhiệm vụ của toàn Ngành  GTVT Hà Bắc lúc này là:

         Đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng đường xá củng cố xây dựng các Bến Phà đảm bảo giao thông thông suốt, củng cố Công ty hợp doanh vận tải ô tô và tách đơn vị này thành hai bộ phận vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, xây dựng xưởng cơ khí sửa chữa ô tô, tổ chức các Bến xe khách, mở rộng vận tải cơ giới đến các Huyện, củng cố HTX vận tải thuyền buồm, HTX vận tải xe bò, xe ngựa, mở rộng các cảng Đáp Cầu, cảng Bắc Giang, hỗ trợ các huyện phát triển giao thông nông thôn, miền núi.

I. Những kết quả - Việc làm nổi bật.

       1. Phong trào sử dụng xe cải tiến để thay thế xe cút kít và gánh bộ được thực hiện mạnh mẽ trên các công trường làm đường đem lại hiệu quả thiết thực, năng suất lao động tăng lên nhiều lần so với trước đây. Từ kết quả này đã ảnh hưởng đến các HTX nông nghiệp nông dân khắp nơi trong tỉnh đều thi đua làm đường giao thông nông thôn, đắp bờ vùng, bờ thửa để đua xe cải tiến vào vận chuyển phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi. Phong trào giao thông nông thôn bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

         2. Để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trong việc làm đường nhựa. Lãnh đạo ty cùng một số cán bộ kỹ thuật đã nghiên cứu công nghệ dải nhựa trên mặt đất cấp phối đồi tự nhiên có chọn lọc đảm bảo đủ tiêu chuẩn của cấp phối Iva nốp. Việc làm này được thực hiện đầu tiên trên quốc lộ 19 (Qlộ37) đoạn từ Việt yên đi Hiệp hòa với chiều dài gần 15 km sau này có rải tiếp một số đoạn trên quốc lộ 13B (Qlộ31) qua Thị trấn Chũ Lục Ngạn.

Việc rải nhựa trên mặt đường cấp phối được thực hiện đầu tiên ở Hà Bắc  sau này một số tỉnh cũng áp dụng qua theo dõi thấy đường sử dụng rất tốt đã khai thác được 20 năm mới phải làm lại trước đây chưa nơi nào làm được việc này.

         3. Do dự đoán được khả năng xẩy ra chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc của đế quốc mỹ, trong đó có khả năng nhất định chúng sẽ đánh vào các mục tiêu giao thông vận tải trước tiên, Lãnh đạo Ty giao thông vận tải Hà Bắc đẫ chủ trương cho tiến hành khảo sát thết kế một số đường dự phòng để hỗ trợ cho quốc lộ 1A khi các cầu Đáp cầu, Bắc Giang, Cầu Lường bị đánh phá thì sẽ điều tiết giao thông qua các tuyến này.

         Đây là một chủ trương kịp thời sáng suốt giúp cho việc triển khai xây dựng hệ thống đường tránh quốc lộ 1A được thực hiện nhanh chóng ngay từ đầu năm 1965 lúc giặc mỹ chuẩn bị leo thang đánh phá miền Bắc.

II. Hoạt động giao thông thời kỳ 1965 đến 1975.

        Bước sang năm 1965 Đế quốc Mỹ ráo riết đưa chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc-hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ là tập trung phá hoại các cảng Biển, cảng Sông đặc biệt là đánh phá Cảng Hải Phòng, các tuyến đường sắt và các trục đường bộ nhất là đường quốc lộ 1A nhằm không cho ta tiếp nhận vận chuyển hàng hóa trong đó có hàng hóa của các nước XHCN. Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang đánh phá hầu hết các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường Sông, đường Biển, đường Hàng không trên toàn miền Bắc. trong đó có tỉnh Hà Bắc.

         Là một trọng điểm bị bắn phá dữ dội, tình hình chiến sự ngày càng trở lên hết sức cấp bách, Bộ giao thông vận tải đã kịp thời giao kế hoạch  và chỉ đạo Ty GTVT Hà Bắc khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo giao thông vận tải bằng hai phương án:

        1. Xây dựng Bến Phà và làm Cầu Phao thay cho 3 Cầu trên tuyến quốc lộ 1A Bến Lường, bến Bắc Giang, Bến Đáp Cầu. đồng thời tất cả các Cầu trên các tuyến đường trong Tỉnh đều phải làm thêm đường Ngầm, đường tránh đảm bảo cầu bị đánh hỏng vận tải vẫn có thể lưu thông bình thường.

        2. Xây dựng một tuyến đường tránh phía tây Bắc quốc lộ 1A đi từ Thị trấn Từ Sơn đi qua thị trấn Chờ - Bến Đông Xuyên – Thị trấn Nhã Nam – Cầu Gồ - Sỏi Bố Hạ - Đèo Cà – Phổng – gặp quốc lộ 1A tại mẹt (lạng Sơn) với chiều dài gần 100 km để tránh tuyến quốc lộ 1A Cầu Đáp Cầu – cầu Bắc Ging – Cầu Lường.

         Đồng thời là 1 tuyến tránh phía Đông Nam quốc lộ 1A từ Phố mới đi Cung kiệm – Neo – Thái đào gặp qlộ 31B ( Qlộ 31) để tránh cầu Đáp Cầu, Bắc Giang.

         Hai phương án này rất quan trọng và cần thiết vì quốc lộ 1A là huyết mạch giao thông nối của khẩu Đồng Đăng với Hà Nội là cửa ngõ để tiếp nhận vận chuyển hàng viện trợ của các nước XHCN từ biên giới Việt Trung phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Giải pháp trên đã được Ty GTVT cùng toàn dân, toàn quân Hà Bắc thực hiện khẩn trương ngay từ đầu năm 1965 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBHC Tỉnh, cùng với sự chỉ đạo giúp đỡ của Bộ giao thông vận tải.

        Để triển khai kế hoạch và nhiệm vụ Bộ giao thông vận tải, Tỉnh đã kịp thời bổ xung cho ngành GTVT hàng trăm cán bộ và hàng ngàn công nhân và thanh niên xung phong ngay từ năm 1965 với phong trào ba sẵn sàng của thanh niên miên Bắc và lực lượng cán bộ công nhân viên và thanh niên xung phong của ngành có lúc lên tới trên 5000 nguời.

        Đến đầu năm 1966 Đảng ủy Ngành GTVT Hà Bắc được thành lập trực thuộc Tỉnh ủy, cùng với công đoàn Ngành, đoàn TN Ngành GTVT Hà Bắc được chính thức thành lập, các đơn vị trong Ngành cũng được tổ chức lại cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới – mở ra 1 hệ thống tổ chức chính trị tương tầm  với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mà Ngành GTVTphải đường đầu với những khó khăn, gian khổ và hy sinh để giữ gìn mạch máu giao thông.

Bộ máy tổ chức của Ty từ năm 1965 đến 1975

- Các Trưởng Ty

- Các Phó Ty

- Văn Phòng Ty và các đơn vị cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình thời chiến.

1. Phòng TC - cán bộ

2. Phòng Lao động - Tiền lương

3. Phòng Tài Vụ

4. Phòng Vận Tải

5. Phòng Hành chính - Quản trị

6. Phòng đảm bảo giao thông

7. Phòng Nông thôn

8. Phòng Kế hoạch  

9. Phòng Kỹ thuật – kiến thiết cơ bản

10. Phòng Thi công

11. Ban Thanh tra

12. Ban liên xã Vận tải

Ngoài ra còn có các đội KSTK công trình giao thông đường bộ trực thuộc Phòng KT-KTCB gồm 12 người do Ông Đoàn Duy Châm làm Đội trưởng.

Các Đơn vị trực thuộc Sở

1 Đoạn QLđường bộ có 1600 người, bố trí thành 17 hạt, 7 Bến Phà và 1 đội cầu.

Ngoài nhiện vụ quản lý, sủa chữa cầu đường, Đoạn còn được giao quản lý 3 trạm hàng giang trên sống cầu, sông thương và sông Lục nam với 17 cán bộ CNV.

2. Công ty Cầu đường có                    1.300 người.

3. Đội cầu Quyết Thắng có              100 người.

4. Xí nghiệp thuyền Phà có              260 người

5. Xí nghiệp sửa chữa ô tô có           250 người.

6. Xí nghiệp vận tải ô tô có               260 người

7. Công ty vận tải đường Sông có     270 người

8. Trạm cung tiêu có                           60 người

9. Bệnh xá có                                       16 người.

Tổng số CB-CNV và TNXP trong toàn Ngành có hơn 5000 người

         Để phối hợp với Tỉnh, Bộ GTVT đã tăng cường điều động cho Hà Bắc nhiều vật tư thiết bị phục vụ cho công tác đảm bảo giao thông và vận tải hàng hóa, đồng thời Bộ cũng cử nhiều đơn vị chuyên nghiệp về cùng với Hà Bắc làm nhiệm vụ  mở đường, làm Cầu, kho chứa hàng, bốc xếp giải tỏa hàng hóa ở các nhà ga, bến cảng với tinh thần quyết tâm đảm bảo giao thông vận tải hàng hóa an toàn thông suốt trong mọi tình huống.

III. Những kết quả nổi bật về GTNT trong thời kỳ 1976 - 1986.

         1. Mạng lưới giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư sửa chữa cải tạo nâng cấp. tâp trung vào những tuyến đường quan ttrọng như: QLô1A, 13B (31), 18, ĐT34(284), các Bến Phà được trang bị Phà thép tải trọng 18 đến 25 tấn với ca nô vỏ thép có sức kéo 135CV. Một số Bến lớn như Đông Xuyên, Lục nam được bắc cầu phao thép cho xe ô tô và người đi lại thuận tiện dễ dàng, hệ thống cầu gỗ trên các tuyến được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép, thiết bị thi công như búa đóng cọc, tời điện, máy ủi, máy san, máy lu, ô tô ben được đầu tư đồng bộ, lực lượng xây dựng và sửa chữa cầu đường đã lớn mạnh lên nhiều so với năm 1975.

         2. Vận tải đường bộ, đường sông phát triển mạnh, số tấn phương tiện vận tải đường sông quốc doanh có nhiều nhất trong lịch sử 23 năm của Ngành GTVT Hà Bắc kể từ năm 1963, năng suất vận tải cũng đạt cao nhất kể từ khi hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

        3. Số đầu xe phục hồi để chuyên chở cho các ngành và các huyện trong tỉnh đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về phương tiện vận tải của Tỉnh trong thời kỳ này.

         4. Công nghiệp đóng Sà lan thép và thuyền xi măng lưới thép phát triển cả về qui mô lẫn kỹ thuật chế tạo hầu hết số lượng thuyền gỗ đều được thay thế bằng sà lan thép và thuyền xi măng lưới thép Sà lan gắn máy tự hành bắt đầu phát triển từ năm 1975.

         5. Phong trào làm đường giao thông nông thôn do Ngành phát triển và tổ chức được toàn tỉnh hưởng úng và đạt kết quả khả quan.

Ngành GTVT được tỉnh đánh giá là một Ngành mạnh toàn diận, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III năm 1985

 

D. THỜI KỲ 1985 - 1986.

 

         Sau 10 năm tổ chức xây dựng và củng cố lực lượng – kể từ khi đất nước thống nhất năm 1975, Ngành GTVT Hà Bắc đẫ khôi phục lại hệ thống Cầu đường bộ, phát triển phương tiện vận tải, đầu tư kỹ thuật cho các cơ sở công nghiệp. Nhờ đó đã nhanh chóng tạo dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng GTVT mạnh toàn diện đủ sức đảm đương nhiệm vụ phục vụ xây dựng kinh tế của Tỉnh trong thời kỳ kế hoạch hóa điều hành tập trung góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân trong toàn tỉnh.

          Từ năm 1986 Nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh bình đẳng. Một số đơn vị thuộc Sở như XN dịch vụ vận tải, XN sà lan ca nô, XN sửa chữa ô tô, công ty vận tải đường Sông không còn thích ứng với cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh thua lỗ, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng giảm sút, đời sống CB-CNV ngày càng khó khăn. Ngành GTVT Hà Bắc đã một lần nữa phải xem xét lại nhiệm vụ của mình để tổ chức lực lượng, điều hành thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình giai đoạn mới.

 

E. THỜI KỲ TỪ 1986 – 1996.

 

         Từ năm 1986 Nhà nước có sự chuyển đổi cơ chế quản lý một cách mạnh mẽ theo đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng và lãnh đạo. Ngành Giao thông Vận tải Hà Bắc đã rà soát lại nhiệm vụ của mình để tổ chức lại cho phù hợp. Thời gian này Ngành có nhiệm vụ rất quan trọng là phải nhanh chóng xây dựng lại cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cầu đường trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho Hà Bắc phát triển kinh tế kịp với các tỉnh bạn. để thực hiện nhiệm vụ này toàn ngành đã tập trung lực lượng vào việc xây dựng cải tạo nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ chỉ trong vòng 5 năm từ 1990 đến 1995 đã có hơn 80 km đường tỉnh được rải nhữa, 11 cầu được xây dựng mới, riêng năm 1995 đã có thêm 40 km đường được rải nhựa (bằng cả 4 năm trước đó)

         Về GTNT đã biết vận dụng phương châm: “dựa vào sức dân là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần” cùng với các huyện vận động toàn dân làm đường GTNT, nhiều Huyện đã vận động tham gia đầu tư hàng năm từ 8 – 10 tỷ động để làm đường giao thông tính chung trong toàn tỉnh, hàng năm đã đầu tư để làm đường giao thông từ 60 – 100 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp chiếm từ 70 – 80% nhờ đó mà đường GTNT của Hà Bắc đã được cải thiện rõ rệt về chất lượng, hầu hết các Xã đều có đường ô tô về đến trung tâm Xã, dẫn đầu phong trào làm đường giao thông ở Hà Bắc là Huyện Thuận Thành ( thuộc Bắc Ninh) 3 năm liền được Bộ  GTVT tặng cờ luân lưu kèm theo hiện vật giá trị hàng chục triệu đồng.

Năm 1995 được Chính Phủ bổ sung thêm nhiệm vụ:

- Đăng kiểm Phương tiện cơ giới đường bộ.

- Tổ chức đào tạo và thi cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Chuyển từ Ngành Công an sang Ngành GTVT theo Nghị định số: 36/CP của Chính Phủ (tháng 5 năm 1995) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/1995

         Để thực hiện hai nhiệm vụ này, Sở giao thông vận tải đã cho thành lập hai trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới  đường bộ trong đó đặt tại thị xã Bắc Giang một Trung tậm và Thị xã Bắc Ninh một trung tâm và thành lập một trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ GTVT đặt tại thị xã Bắc Giang, đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ sở dạy nghề, trung tâm xúc tiến việc làm của Quân đoàn II ( Lạng Giang) và trường dạy nghề số 1 ( Cơ sở Bắc Ninh ) để mở rộng quá trình đào tạo, Sát hạch cấp giấy phép lái xe cho cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh.

          Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Ngành giao thông vận tải (28/8/1945 – 28/8/1995) Hà Bắc có 135 CB CNVC được Bộ GTVT tặng huy chương “vì sự nghiệp giao thông vận tải”

         Nhìn lại chặng đường 34 năm hợp nhất, Ngành giao thông vận tải Hà Bắc đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn gian khổ, song nhờ có sự lãnh đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, cùng với sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, cán bộ, công nhân Ngành giao thông vận tải Hà Bắc trong đó có Bắc Ninh vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng trưởng thành trên con đường phát triển mà trong quá trình trưởng thành phát triển đó có sự đóng góp của nhiều thế hệ các đồng chí lãnh đạo của Ngành qua các thời kỳ là:

- Năm 1963: Đ/c Phạm Tuy là trưởng Ty GTVT Hà Bắc.

- Năm 1964 – 1965: Đ/c Vũ Quỳnh được cử làm trưởng Ty thay Đ/c Phạm Tuy được điều về Bộ.

- Năm 1966: Đ/c Nguyễn Tiến, Tỉnh ủy viên được điều về làm trưởng Ty.

- Năm 1967: Do tình hình giao thông vận tải trở nên ác liệt, Tỉnh đã cử đồng chí Nguyễn Khánh là Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng Ty.

- năm 1971: Đ/c Khánh được điều về Tỉnh và Đ/c Trương thế Cửu được cử làm trưởng Ty.

- Năm 1974: Đ/c Cửu được điều về Tỉnh và Đ/c Đặng Triệu được cử làm trưởng Ty thay đồng chí Cửu.

- Năm 1984: Đ/c Nguyễn  Khắc Tuấn được cử làm Giám đốc Sở thay đồng chí Triệu được Nhà nước cho Nghỉ hưu.

- Năm 1992: Đ/c Nguyễn Văn Hòa được cử làm giám đốc Sở thay đồng chí Tuấn nghỉ hưu. Cho đến năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập Đ/c Nguyễn Văn Hòa được cử làm giám đốc Sở giao thông vận tải Bắc Ninh.

 

G. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA NGÀNH GTVT BẮC NINH TỪ 1997 ĐẾN NAY.

 

         Ngành GTVT đã tham mưu cho Tỉnh. Tỉnh đã có nghị quyết 01/TVTU/1997 và Nghị quyết số 11/HĐND Tỉnh Bắc Ninh về phát triển giao thông vận tải trên phạm vi toàn Tỉnh cho đến nay, quá trình triển khai và tổ chức thực hiện qua 8 năm, Sự nghiệp GTVT đã thu được những kết quả khả quan, cùng với kết quả đầu tư cuả TW đối với các tuyến quốc lộ, đầu tư ngân sách của Tỉnh với các tuyến Tỉnh tất cả đã tạo nên một diện mạo mới về hệ thống đường giao thông liên hoàn trên quê hương Bắc Ninh.

          Cùng với xây dựng và thực hiện qui hoạch phát triển GTVT Bắc Ninh 1997 đến 2000 - 2010 và các qui hoạch điều chỉnh, qui hoạch các tuyến đường dọc. Qlộ 18, Qlộ 1 mới, Qlộ 38 được nâng cấp sau khi xây dựng và đưa vào, khai thác Cầu Hồ nối đôi bờ Sông Đuống thông thương giưa hai miền Bắc – Nam của Tỉnh bắcNinh thúc đẩy quá trình giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện trong Tỉnh, giữa các Tỉnh trong khu vực.

           Cùng với sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải nhiệm vụ xây dựng quốc lộ 1 mới, Qlộ 38 được nâng cấp, quốc lộ 18 từ sân bay Nội Bài đi Bắc Ninh – Phả Lại – Hạ Long được đầu tư xây dựng đã hoàn thành làm cho Bắc Ninh trở thành một Tỉnh có hệ thống quốc lộ đi qua cùng với hệ thống đường Tỉnh được xây dựng  góp phần làm cho Bắc Ninh có thêm môi trường đầu tư phát triển thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa

           Tỉnh ủy và UBND Tinh Bắc Ninh với nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của GTVT trong đời sống và đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng nên ngay từ những ngày đầu Tỉnh mới được tái lập Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về phát triển giao thông vận tải, Xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất là phải đầu tư phát triển GTVT, Nghị quyết được các Cấp, các Ngành, các Địa phương triển khai tích cực đã thu được kết quả rất to lớn. Sau 8 năm, trên địa bàn Tỉnh đã có thêm 130 km đường Tỉnh, 140 đường Huyện, đường liên xã, 50 km đường đô thị và đường ra vào các KCN được rải nhựa, trên 1000 km đường GTNT được làm bằng bê tông hoặc lát gạch, trên 30 cây cầu và hàng nghìn cống thoát nước được xây dựng mới.

           Về nhiệm vụ đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

          Thực hiện Nghị quyết số 13/CP của Chính Phủ và Chỉ thị số: 22 của Ban Bí thư TW Đảng về đảm bảo trật tự ATGT thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm ngăn chặn và đến hạn chế dến mức thấp nhất tai nạn giao thông liên tiếp xẩy ra đến mức báo động, Trước thực trạng bức xúc này Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải đã trình UBND Tỉnh xin phép thành lập Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Bắc Ninh để đảm nhận nhiệm vụ đào tạo lái xe mô tô và lái xe ô tô các loại – được UBND Tỉnh ra Quyết định thành lập từ tháng 4 năm 2004 và đã đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2004. Hoạt động đào tạo của Trung tâm đã mang lại hiệu quả và kinh tế - xã hội thiết thực, giải quyết những bức xúc, những yêu cầu về đào tạo lái xe của nhân dân trong tỉnh

          Ngày 2/9/2004 nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày giải phóng Thị xã Bắc Ninh, kỷ niệm 59 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9 Sở GTVT Bắc Ninh đã phối hợp với Sở GTCC Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội mở tuyến xe Buýt Hà Nội – Thị xã Bắc Ninh mở ra một cơ hội mới trong quá trình phát triển GTVT và du lịch trên quê hương Bắc Ninh góp phần tô đẹp thêm hình ảnh của một Tỉnh Bắc Ninh hiện đại và truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ đồng thời cùng góp phần đảm bảo trật tự ATGT giảm thiểu tai nạn giao thông trong những năm vừa qua.

          Công tác tổ chức giao thông ở các ngã tư trong thị xã trung tâm Tỉnh trong những năm qua đã lắp đặt tại 4 vị trí ngã tư – 4 điểm nút giao thông tập trung - 4 hệ thống đèn tín hiệu tự động hóa góp phần đảm bảo trật tự ATGT trên các tuyến đường đô thị không bị ùn tắc, không có tai nan giao thông xẩy ra góp phần cùng cả nước ngăn chạn và đẩy lùi tai nạn giao thông đường bộ và đô thị trong tình hình hiện nay

         Từ ngày 01/01/1997 Tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đồng chí Nguyễn Văn Hòa được cử làm Giám đóc Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh cho đến tháng 3 năm 2000 được Nghỉ hưu; Đ/c Vương Hữu Truyền Tỉnh ủy viên được cử làm Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT Tỉnh Bắc Ninh từ tháng 3 năm 2000 và cho đến tháng 02 năm 2015 được nghỉ hưu. Từ tháng 4 năm 2015 cho đến nay, đồng chí Lê Ngọc Tuyển Tỉnh ủy viên được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh Bắc Ninh./.