- Quy hoạch ngành GTVT
- News & Events
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
bn-current-user-online-portlet
Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8-3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành Dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Ngày 8-3-1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Hình ảnh đình công của công nhân ngành dệt nước Mỹ
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/02/1909
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 ( Quốc tế xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch hội nghị là bà Clara Zétkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một Ngày Quốc tế Phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “ Ngày làm việc 8 giờ, “ Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập, dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội: vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hung đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hình ảnh khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng ở Mê Linh. Cha mất sớm, hai chị em được mẹ là bà Man Thiện một mình nuôi dạy trở thành người có đức, có tài và sớm được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và thượng võ. Thời đó, quân Đông Hán đô hộ nước ta, cử Tô Định làm thái thú Giao Chỉ. Tô Định vốn nổi tiếng tham lam, tàn bạo, đã tăng cường thu các loại thuế và đồng hóa dân ta, gây nên bao nỗi thán, uất hận trong nhân dân. Chúng trói buộc dân ta phải tuân theo lễ giáo phong kiến Hán từ cách ăn mặc đến việc lấy vợ, lấy chồng và hạn chế quyền hành của các lạc tướng. Chính sách tàn bạo của chúng khiến người người đều oán giận, nhân dân sục sôi khí thế nội dậy chống lại quân xâm lược. Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, Hai Bà Trưng càng tăng thêm lòng diệt thù, phục quốc. Hai Bà Trưng đã chiêu tập binh sĩ, sắm sửa khí giới quyết tâm khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, khôi phục nền độc lập của dân tộc, đền nợ nước, trả thù nhà. Tương truyền ngày mồng 6 tháng Giêng, Hai Bà Trưng đã mở tiệc khao quân, làm lễ tế cờ khởi nghĩa, trên dàn thề trước quân sĩ ở cửa sông Hát( thuộc đất Mê Linh) Hai Bà đã thể hiện ý chí kiên cường:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này!
Ngọn cờ khởi nghĩa như tiếng gọi thiêng liêng cứu nước đã lan truyền rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng của các lạc tướng yêu nước ở khắp các quận huyện vùng lưu vực sông Hồng. Lúc đó, phụ nữ là lực lượng đông đảo tham gia đội ngũ của nghĩa quân, trong đó có các mẹ, những người vợ, những cô gái trẻ là nữ tướng tài giỏi của thời đại ấy như bà Man Thiện( Mẹ của Hai Bà Trưng), Bát Nàn( Thái Bình), Lê Thị Hoa( Thanh Hóa), Lê Chân( Hải Phòng), Thánh Thiện( Hà Bắc),… Nghĩa quân và chủ tướng muôn người như một, tiến quân đi rầm rập, thuyền bè tấp nập, tiếng quân hô vang động khắp vùng. Xuất phát từ Mê Linh, Hai Bà Trưng đã chỉ huy nghĩa quân đánh phá các cơ quan quân sự của nhà Hán đặt tại Mê Linh, sau đó quân của Hai Bà đã tiến đánh thành Cổ Loa. Đi đến đâu nghĩa quân cũng được nhân dân hết lòng giúp đỡ và bổ sung quân số đến đấy. Từ Cổ Loa, quân thủy bộ của Hai Bà đã tiến về Luy Lâu( Thuận Thành, Hà Băc), tiêu diệt thủ phủ của chính quyền đô hộ nhà Hán ở Phương Nam. Hoảng sợ trước khí thế nổi dậy của nghĩa quân, những tên cầm đầu đã không dám chống cự lại, Thái thú Tô Định cũng phải bỏ hết của cải, giấy tờ, ấn tín rồi cắt tóc, cạo râu chạy chốn về Quảng Đông. Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các quận, quần chúng nhất tề nổi dậy dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương. Chỉ trong thời gian ngắn, quân của Hai Bà đã nhanh chóng đập tan chính quyền đô hộ của nhà Hán, giải phóng và làm chủ toàn bộ lãnh thổ nước ta hồi đó, giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Bà Trưng được các tướng lĩnh và nhân dân các địa phương đồng lòng suy tôn làm vua, Bà lấy hiệu là Trưng Vương và đóng đô ở Mê Linh.
Sự thất bại của quân Đông Hán đã làm triều đình phương Bắc tức tối, hạ chiếu sai các quận trong nước cấp tốc chuẩn bị lương thực, quân số và các phương tiện chiến tranh để đánh chiếm lại nước ta. Tháng 4 năm 1942, nhà Hán sai Mã Viện, tên tướng già có nhiều kinh nghiệm đem 2 vạn quân và 2.000 thuyền xe sang xâm lược nước ta. Chúng ta tập trung quân ở Hợp Phố rồi theo 2 đường thủy, bộ tiến vào miền Lãng Bạc( thuộc Tiên Sơn – Hà Bắc). Trên đường tiến quân, chúng đã bị quân của Hai Bà mai phục, đánh bất ngờ chịu nhiều tổn thất. Trưng Vương cùng các tướng lĩnh chỉ huy một đạo quân xuất phát từ Mê Linh đánh xuống Lãnh Bạc, cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của Trưng Vương chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều địch. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm tổ chức chiến đấu nên bị thua, phải lui về Cẩm Khê( chân ngọn núi Vua Bà – Hà Sơn Bình) để xây dựng căn cứ, bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu. Nơi đây đã trở thành chiến trường chống giặc ngoại bang xâm lược kéo dài 2-3 năm. Cuối cùng do lực lượng và khí giới đã cạn, quân số hao hụt, lại bị lâm vào tình trạng bao vây. Quân của Trưng Vương dần dần tan rã, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt.
Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khắc dấu son đầu tiên trong lịch sử dân tộc, khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, làm vẻ vang, rạng rỡ non sông đất nước, hun đúc truyền thống quý báu, niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam : “ anh hung – bất khuất – trung hậu – đảm đang”.
Kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là tái hiện hào khí, tinh thần đấu tranh, bất khuất của Hai Bà Trưng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần thượng võ cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như: tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về long yêu nước, đạo lý uống nước, nhớ nguồn và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
- Thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” (30/10/2024 08:22)
- Tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH năm 2024 tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT Bắc Ninh (29/10/2024 14:37)
- Đảng ủy Sở quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW và kế hoạch Đại hội đảng bộ các cấp (29/10/2024 13:49)
- Lực lượng thanh tra giao thông Bắc Ninh kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc” xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến”, “xe chuyên chở học sinh”; vi phạm về dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định (29/10/2024 09:15)
- Nhiệm vụ của tuần kiểm đường bộ (25/10/2024 16:06)
- Giải cầu lông chào đón Xuân Mậu Tuất năm 2018 của Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh (22/02/2018 14:05)
- Trung tâm Đào tạo lái xe CGĐB Bắc Ninh trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho đồng chí Nguyễn Trọng Khoa (12/02/2018 15:03)
- Công đoàn ngành Giao thông vận tải thăm và tặng quà tết cho CNLĐ nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018. (12/02/2018 09:10)
- Chương trình “Xuân ấm tình thương” của cụm khoa học kỹ thuật tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật huyện Thuận Thành (08/02/2018 09:34)
- Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Tổng công ty cổ phần vận tải Thăng Long. (05/02/2018 16:32)