- Quy hoạch ngành GTVT
- News & Events
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
bn-current-user-online-portlet
Một số điểm mới cơ bản của Luật Thanh tra năm 2022
Tại Kỳ họp thứ 4, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi). Với gồm 8 Chương, 118 Điều, Luật Thanh tra năm 2022 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay.
Luật Thanh tra năm 2022 có 08 chương với 118 Điều với những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về việc thành lập Thanh tra Tổng Cục, Cục thuộc Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ: Luật cho phép thành lập thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thay vì mỗi bộ chỉ có một tổ chức thanh tra như Luật Thanh tra năm 2010. Việc thành lập các cơ quan thanh tra Tổng cục, Cục dựa trên cơ sở các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hiện có nên không làm phát sinh thêm số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong các trường hợp sau: Theo quy định của luật; theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, Luật cũng quy định Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
Thứ hai, về việc thành lập Thanh tra sở: Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với biên chế, khối lượng việc được giao, bảo đảm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Luật quy định linh hoạt về việc thành lập Thanh tra sở.
Theo đó, Thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp: Theo quy định của luật. Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ. Tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Thứ ba, về hoạt động thanh tra: Luật quy định các bước tiến hành cuộc thanh tra gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc thanh tra trực tiếp với nội dung công việc khá cụ thể và đầy đủ. Một số quy định trước đây về hoạt động thanh tra trong các văn bản dưới luật, qua thực tiễn áp dụng có hiệu quả đã được nâng lên thành quy định của luật để nâng cao hiệu lực cũng như tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng.
Thứ tư, quy định về thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra và giám sát hoạt động đoàn thanh tra: Nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tính khả thi của các Kết luận thanh tra, Luật Thanh tra năm 2022 quy định rõ về việc thẩm định Kết luận thanh tra. Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức và nguồn lực của các cơ quan thanh tra, Luật quy định việc thẩm định là thủ tục bắt buộc đối với dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh; đối với dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết.
Giám sát hoạt động Đoàn thanh tra cũng là một trong những nội dung mới của Luật nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nâng cao kỷ luật, kỷ cương đối với người tiến hành thanh tra. Luật quy định giám sát là trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra cử người thực hiện giám sát hoặc thành lập Tổ giám sát để bảo đảm cuộc thanh tra được tiến hành đúng nội dung, phạm vi, thời gian thanh tra.
Thứ năm, về việc ban hành Kết luận thành tra: Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định cụ thể chặt chẽ hơn về việc báo cáo trước khi ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
Luật đã quy định cụ thể, rành mạch về thẩm quyền, quy trình, thời hạn các bước báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra. Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.
Luật Thanh tra năm 2022 cũng quy định một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra để phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước. Đây là quy định mà thực tiễn đã chứng minh là cần thiết; đồng thời làm cho hoạt động thanh tra linh hoạt, gắn bó với hoạt động quản lý, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm phát hiện qua công tác thanh tra.
Thứ sáu, về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước: Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định đầy đủ, cụ thể để xử lý vấn đề này. Theo đó, xử lý chồng chéo, trùng lặp từ khâu lập kế hoạch. Nếu như trước kia việc lập kế hoạch còn mang tính riêng rẽ, độc lập thì nay kế hoạch thanh tra được tập trung về các đầu mối theo hướng mỗi Bộ có một kế hoạch thanh tra chung của Bộ (gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ và kế hoạch thanh tra của Tổng cục, cục thuộc Bộ); mỗi tỉnh chỉ có một kế hoạch thanh tra chung của tỉnh (gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở và kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện).
Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra: Luật đã quy định một điều về nguyên tắc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong nhiều trường hợp cụ thể giữa các cơ quan thanh tra theo hướng khi xảy ra chồng chéo thì có sự bàn bạc, trao đổi, nếu không thống nhất được thì cơ quan thanh tra cấp trên sẽ tiến hành thanh tra.
Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước thông qua việc tăng cường phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin từ khâu lập kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán đến quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán, việc tham khảo, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán.
Thứ bảy, chế định thanh tra nhân dân được tách ra khỏi nội dung Luật Thanh tra năm 2022. Hoạt động thanh tra nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, về bản chất khác với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân là một trong những thiết chế để thực hiện quyền giám sát của Nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, chế định thanh tra nhân dân đã được tách ra khỏi Luật Thanh tra năm 2022 và đã được điều chỉnh tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua cùng với Luật Thanh tra năm 2022./.
Thứ tám, Luật Thanh tra năm 2022 tại Chương VI phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra. Cụ thể, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước. Đây là điểm mới về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động điều tra.
Thứ chín, Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra năm 2022 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 như sau:
- Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” vào sau cụm từ “Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;” tại đoạn mở đầu khoản 2;
- Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,” vào trước cụm từ “Cục trưởng Cục Thống kê,” tại đoạn mở đầu khoản 3.
- Thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” (30/10/2024 08:22)
- Tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH năm 2024 tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT Bắc Ninh (29/10/2024 14:37)
- Đảng ủy Sở quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW và kế hoạch Đại hội đảng bộ các cấp (29/10/2024 13:49)
- Lực lượng thanh tra giao thông Bắc Ninh kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc” xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến”, “xe chuyên chở học sinh”; vi phạm về dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định (29/10/2024 09:15)
- Nhiệm vụ của tuần kiểm đường bộ (25/10/2024 16:06)
- Thanh tra Sở phối hợp giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 18 (12/07/2023 16:30)
- Thanh tra Sở tăng cường công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đảm bảo an toàn giao thông (28/06/2023 10:15)
- Thanh tra Sở tăng cường công tác xử lý vi phạm giao thông đường bộ (28/06/2023 10:09)
- Kiểm tra đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trước mùa mưa bão năm 2023 (27/06/2023 09:20)
- Trung tâm Điều hành và Giám sát giao thông vận tải kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (23/06/2023 09:33)