bn-current-user-online-portlet

Online : 1890
Total visited : 150658665

Một số quy định mới của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016

21/07/2016 22:21 View Count: 20
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định về : " Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô" theo lộ trình tại điều 14, khoản C, thì sau ngày 01/07/2016, tất cả các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn đều phải có thiết bị giám sát hành trình

        Trước đó đã thực hiện đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên ( từ 01/01/2016)  và xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải ( từ 01/07/2015).

     Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe ( trích dẫn):

     3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện        theo lộ trình sau đây:

     a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

     b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

     c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

     d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

     đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Ảnh minh họa: Xe từ 7 tấn trở lên

        Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới trong công tác thẩm định thiết kế và nghiệm thu cải tạo. Bắt đầu từ 01/07/2016, các Sở GTVT và các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới thực hiện thẩm định và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại thông tư 85/2014/TT-BGTVT và các quy chuẩn quốc gia: QCVN 09:2015/BGTVT, QCVN 10:2015/BGTVT và QCVN 11:2015/BGTVT.

        Quy chuẩn quốc gia: QCVN 09:2015/BGTVT bổ sung quy định cụ thể về chiều dài của xe tải tự đổ theo khối lượng toàn bộ và số trục; cách xác định chiều dài cơ sở để tính toán đối với từng loại xe; Khối lượng toàn bộ được phép tham gia giao thông đối với xe có 5 trục trở lên phụ thuộc vào khoảng cách từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng; kích thước khoang hành lý theo chiều dọc xe và theo ngang xe. 

Ảnh minh họa: Khoang hành lý 

        Tại điểm 2.19.6, mục 2.19 của QCVN 09:2015/BGTVT có quy định : "Khoang chở hành lý (không phải là hành lý xách tay) đối với xe khách (nếu có) phải được bố trí dọc hai bên sườn và/ hoặc phía sau xe, phía dưới sàn xe,  có các cửa đóng mở dễ dàng,  chống được bụi, nước và có kết cấu vững chắc đảm bảo an toàn khi xe chạy.  Các khoang chở hành lý phải được chia thành  từng khoang kín với kích thước tối đa mỗi khoang theo chiều dọc không được vượt quá 1500 (mm) theo chiều dọc xe và 1225 (mm) theo chiều ngang của xe; Đối với khoang chở hành lý phía sau xe thì kích thước lớn nhất theo bất kỳ hướng nào không được vượt quá 1500 (mm). Vách ngăn của từng khoang chở hành lý phải có kết cấu vững chắc đảm bảo ngăn cản được sự dịch chuyển của hành lý khi xe vận hành. Khoang chở hành lý phải chịu được một khối lượng không nhỏ hơn khối lượng tính theo thể tích khoang chứa hành lý với giá trị khối lượng riêng tính theo thể tích khoang chứa hành lý bằng 100 kg/m3."

        Đối với các xe khách có khoang hành lý chưa được chia ngăn phù hợp, khi kiểm định chủ xe được nhắc nhở  nắm và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp để kiểm tra trong lần kiểm định tới.

Phạm Thanh Phương
Source: Trung tâm Đăng kiểm PTGTVT Bắc Ninh