- Quy hoạch ngành GTVT
- News & Events
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
bn-current-user-online-portlet
Online : 4691
Total visited : 150772810
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030
UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 28/2011/QĐ-CT ngày 24 tháng 2 năm 2011). Những nội dung cơ bản của Quy hoạch:
Sơ đồ hệ thống đường quy hoạch giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030
UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 28/2011/QĐ-CT ngày 24 tháng 2 năm 2011). Những nội dung cơ bản của Quy hoạch là:
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
1.1. Về vận tải:
- Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lương cao, an toàn tiện lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát huy lợi thế của đường bộ là thực hiện vận tải có tính cơ động cao, hiệu quả.
- Thực hiện đa dạng hóa phương thức vận tải, tận dụng ưu thế của vận tải đường sắt mà đặc biệt là vận tải hàng hóa thông qua đường sắt đến cửa ngõ như: Quảng Ninh, Lạng Sơn .v.v.
- Nâng cao năng lực vận tải thủy nội địa, kết hợp chặt chẽ 3 loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, đạp ứng nhu cầu ngày một tăng cao theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong phạm vi địa bàn tỉnh và cho cả các khu vực lân cận.
1.2 Về hạ tầng kỹ thuật:
- Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống đường giao thông theo tiêu chuẩn cao, đường qua đô thị, qua khu dân cư được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Toàn bộ mạng lưới đều được xây dựng với cấp, hạng kỹ thuật cao, hiện đại.
- Xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ phát triển kinh tế, xã hội những vùng hiện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Hệ thống đường đều được nối thông với nhau và gắn kết lại mang tính liên hoàn cao.
a. Đường bộ:
Hệ thống giao thông đường tỉnh được xây dựng theo đúng hướng tuyến dự kiến quy hoạch, cấp kỹ thuật phải đảm bảo cho vận tốc 80Km/h, Cấp kỹ thuật đảm bảo tối thiểu là cấp II có cường độ mặt đường đảm bảo ≥ 204MPa, hai làn xe. Các tuyến đường chủ yếu phải đạt cấp I, 4 đến 6 làn xe, vận tốc 100Km/h, đường qua khu dân cư, đô thị phải xây dựng đảm bảo đúng tiêu chuẩn và an toàn giao thông.
b. Đường sông, cảng sông:
Nâng cao năng lực khai thác các tuyến đường sông hiện có, tăng cường nạo vét luồng lạch, nhằm nâng cao khả năng khai thác các tuyến đường sông, đưa tàu có trọng tải cao vào các cảng sông thuận lợi, đáp ứng được các tàu có trọng tải lớn ra vào tàu cỡ khoảng 3000T (với mớn nước cho phép tối đa của các phương tiện vận tải thuỷ của Sông Đuống là 2m và sông Cầu là 1,5 m khi mùa nước kiệt).
c. Giao thông đô thị:
Phát triển hợp lý cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, vận tải công cộng, giành cho giao thông đô thị khoảng 25% diện tích đất trong quy hoạch đô thị mới, nâng cao khả năng vận tải hành khách công cộng, nhất là vận tải xe buýt Bắc Ninh – Hà Nội, và vận tải xe buýt nội tỉnh.
Định hướng xây dựng hệ thống giao thông dưới hình thức: Xe điện ngầm, đường sắt 1 ray .v.v. nhằm tạo hành lang xây dựng loại hình vận tải này trong tương lai. (định hướng tuyến, hệ thống nhà ga, .v.v.).
d. Giao thông nông thôn:
Đảm bảo giao thông nông thôn cho xe cơ giới về đến toàn bộ các làng, xã trong phạm vi địa bàn tỉnh thông suốt quanh năm, tỷ lệ mặt đường nhựa và BTXM phải đạt 100%.
e. Về công nghiệp giao thông:
Ưu tiên cho các Nhà đầu tư đến các Khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các cơ sở chế tạo cơ khí giao thông vận tải, nhằm đáp ứng được công cuộc hiện đại hoá ngành cơ khí ôtô Việt Nam.
Nâng cao năng lực các xí nghiệp cơ khí giao thông hiện có nhằm phát huy tối đa nguồn lực có sẵn, nhất là cơ khí đóng tàu, cơ khí ô tô để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại hình vận tải trong thời gian tới.
2. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
- Thỏa mãn mọi nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn với chất lượng cao, đảm bảo nhành chóng, an toàn.
- Kết nối các loại hình vận tải: Đường bộ, đường sắt, vận tải thủy nội địa tạo thành mạng lưới vận tải liên hoàn, thuận tiện cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ bản hệ thống đường giao thông tỉnh lộ với tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Với các tuyến đường tỉnh chạy trong đô thị quy hoạch là đường cao tốc đô thị, vận tốc thiết kế 100Km/h, 2 chiều riêng biệt với 4 làn xe tối thiểu, hai làn đường phụ. (Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 104: 2007 “Đường đô thị- Yêu cầu thiết kế” Do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 22/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2007). Với các đoạn tuyến chạy ngoài đô thị quy hoạch xây dựng đảm bảo Cấp thiết kế I, vận tốc 100-120Km/h, có 2 làn đường phụ hai bên (Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4054-2005, tiêu chuẩn thiết kế).
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỈNH BẮC NINH ĐẾN 2020
1. Quy hoạch Hệ thống cảng sông, bến bãi, bến xe:
Giữ nguyên quy hoạch hệ thống cảng sông, bến bãi, bến xe đề xuất, đề nghị bổ sung một số cảng khác, cụ thể:
Điều chỉnh bổ sung:
- Hệ thống cảng ICD:
Số
TT
|
Tên cảng
|
Địa điểm
|
Quy mô (ha)
|
I
|
Cảng hiện có theo QH
|
|
|
1
|
Cảng ICD Bắc Ninh 1
|
KCN Quế Võ
|
10,0
|
II
|
Cảng dự kiến
|
|
|
1
|
Cảng ICD Đức Long
|
Quế Võ
|
25,0
|
2
|
Cảng Đông Phong
|
KCN Yên phong
|
15,0
|
3
|
Cảng ICD Bắc Ninh 2
|
Phú Lâm- Võ Cường
|
35,0
|
4
|
Kho Thuận Thành
|
Thuận Thành
|
10,0
|
5
|
Kho Lương Tài
|
Lương Tài
|
10,0
|
2. Quy hoạch hệ thống các bãi đỗ xe tĩnh:
Tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn (huyện lỵ), khi quy hoạch nhất thiết phait dành phần đất để xây dựng tối thiểu tại một đơn vị một bãi đỗ xe tỉnh, trên tiêu chí dân số, với quy mô 3,0Ha/10.000 dân, (tối thiểu không nhỏ hơn 3ha tại mỗi địa phương).
QUY HOẠCH GIAO THÔNG
A. HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ:
a. Đường bộ:
a.1. Tuyến QL1A:
- Hoàn chỉnh xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ Hà Nội- Lạng Sơn.
- Xây dựng hệ thống đường gom dọc hai bên tuyến có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương: Cấp kỹ thuật III, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80Km/h, Ey/c ≥ 204MPa.
- Hoàn chỉnh các nút giao liên thông đảm bảo không xung đột trực tiếp giữa các thành phần tham gia giao thông khi vào đường cao tốc cũng như từ đường cao tốc đi ra.
a.2. Tuyến QL18 (Nội Bài- Hạ Long):
- Hoàn chỉnh xây dựng đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh theo tiêu chuẩn đường cao tốc, 4 làn xe;
- Xây dựng hoàn chỉnh các nút giao liên thông với các tuyến đường QL, TL khi tuyến cao tốc cắt qua hệ thống đường này, (khoảng cách giữa các nút giao liên thông không nhỏ hơn 5Km).
- Đường cao tốc giao với đường dân sinh, đường huyện phải làm cầu chui, có khổ độ tương đương 2 làn xe.
a.3. Tuyến QL3 cao tốc: Hiện đang xây dựng với quy mô 4 làn xe đảm bảo tốc độ khai thác 100Km/h.
a.4. Tuyến QL38: Chuẩn bị xây dựng, Đoạn qua nội thị xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, đoạn ngoài đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
a.5. Tuyến Vành đai IV:
- Hướng tuyến: Đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đoạn qua địa phận huyện Thuận Thành, không đi trùng vào vị trí QL38, xem xét điều chỉnh lại vị trí cách QL38 hiện tại khoảng 4,5Km về phía Bắc, nhập vào QL18 cao tốc tại địa bàn thôn Đông Dương, Yên Giả.
- Giao cắt giữa tuyến VĐ IV với các đường tỉnh, đường quốc lộ sẽ xây dựng các nút giao liên thông lập thể, không xung đột trực tiếp.
- Quy mô: 6 ¸ 8 làn xe, chiều rộng chỉ giới 100 m¸ 120 m. Thời gian xây dựng đường vành đai từ năm 2010 đến năm 2020
b. Đường sắt:
b.1. Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn:
Nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I;
Cải tạo hệ thống các nhà ga đảm bảo vệ sinh, an toàn, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Lâu dài Xây dựng một tuyến mới để vận tải hàng hoá và liên vận quốc tế, tuyến mới đề nghị đi cách tuyến cũ khoảng 2-3Km về phía Bắc.
b.2. Tuyến đường Yên Viên- Hạ Long: Hiện đang đầu tư xây dựng.
c. Đường sông:
Tiếp tục nạo vét, chỉnh trị dòng chảy để tăng thêm độ sâu đưa các đoạn sông đã khai thác lên cấp I và II.
d. Hệ thống cảng
Nâng cấp 3 cảng lớn là : Đáp cầu; Cảng nhà máy kính Đáp Cầu và Kính Nổi, cảng Đức Long (cả cảng sông và cảng cạn).
Xây dựng, dành quỹ đất cho cảng ICD tại khu vực giáp danh huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh (Phú Lâm- Võ Cường), diện tích ước khoảng 30Ha.
B. HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT DO TỈNH QUẢN LÝ
b.1. Nguyên tắc cơ bản định hướng xây dựng các tuyến đường tỉnh
- Các tuyến đường tỉnh đảm bảo liên kết với hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, đường sông thông qua các đầu mối giao thông đối ngoại, có liên kết với các nhà ga, bến bãi, kho chứa hàng hoá.
- Các tuyến đường phải được liên kết và nối thông với nhau để đảm bảo giao thông liên tục, không bị gián đoạn, trường hợp khẩn cấp khi một tuyến bị nghẽn mạng, có thể điều tiết các phương tiện qua các hướng khác nhau.
- Các tuyến đường qua khu có quy hoạch đô thị phải tôn trọng đúng quy hoạch đã duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch được duyệt, những đoạn qua khu dân cư được thiết kế theo hướng nâng cao hơn một cấp.
- Các tuyến đường được xây dựng mới đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất qua các khu dân cư hiện có (có thể đi ven các khu dân cư), không xuyên qua các di tích lịch sử, nghĩa trang, khu quân sự, quốc phòng để hạn chế kinh phí di dân, giải phóng mặt bằng.
- Các tuyến đường mới phải làm động lực phát triển kinh tế xã hội cho các vùng kinh tế hiện vẫn còn là thuần nông.
- Xác định các vị trí giao cắt giữa các tuyến đường tương lai có thể gây nghẽn giao thông để dự phòng tài nguyên đất hợp lý cho xây dựng các nút giao liên thông.
- Những đoạn tuyến không đáp ứng được tiêu chí là tỉnh lộ hoặc không phát huy hiệu quả thì cho tu sửa hoặc nâng cấp với tiêu chuẩn và quy mô phù hợp sau đó chuyển trả cho địa phương các cấp quản lý.
- Những đoạn nằm trong quy hoạch đầu tư mới xây dựng đúng theo quy hoạch cho tương lai, tại các khu vực qua thị tứ, khu dân cư phải đảm bảo đúng quy hoạch đô thị.
- Tiêu chuẩn thiết kế áp dụng khi thiết kế đảm bảo vận tốc thiết kế tối thiểu là 80Km/h, tại những nơi bố trí đường cong bằng phải thiết kế nâng cao hơn một cấp.
- Mặt cắt ngang các tuyến đường tỉnh đến 2020 phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu trên tất cả các tuyến là cấp III, 3 làn xe. Định hướng giai đoạn 2020- 2030 các tuyến đường phải đạt tối thiểu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II, vận tốc từ 80-100Km/h, 4 đến 6 làn xe cơ giới và 2 làn cho phương tiện thô sơ. Chiều rộng chỉ giới cho các tuyến đường tỉnh là 50m.
- Công trình trên tuyến xây dựng với tải trọng tính toán H30-XB80. Bm≥ 15m.
- Các tuyến đường thiết kế giao cắt với các công trình phục vụ nông nghiệp phải đảm bảo quy hoạch tưới tiêu nước phục vụ nông nghiệp hoặc thoát nước chung.
b.2. Quy hoạch xây dựng các tuyến đường tỉnh
1. Đường tỉnh 276 (ĐT276):
Tuyến hiện tại: dài 24,5 Km Nâng cấp đảm bảo đủ tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe sau đó chuyển địa phương quản lý.
Định hướng quy hoạch:
Xây dựng tuyến mới với tổng chiều dài 26,6Km
- Điểm đầu:
Giao với TL277 tại lý trình Km 5+500 (địa phận Nghiêm Xá- Yên Phong).
- Điểm cuối:
Kết nối với TL281 quy hoạch mới trên địa bàn huyện Thuận Thành (xã Nguyệt Đức). Kết thúc tại Cầu Gáy.
- Hướng tuyến:
Tuyến bắt đầu tại Km5+500- TL277 (x;y: 598.200; 2.342.900) địa phận huyện Yên Phong, cắt TL295 tại lý trình Km4+900, qua địa phận xã Trung Nghĩa, vượt sông Ngũ Huyện Khê gặp TL276 cũ tại Km2, qua xã Phú Lâm cạnh làng Tế Tây, Đông Phù, đi vào giữa hai làng Xóm miếu và Tam Tảo, sau đó nhập vào tuyến đường quy hoạch của Thị trấn Lim qua cầu vượt QL1A mới, qua giữa hai làng Hoài Trung và Hoài Thượng, men dưới chân núi Khám, sau đó chạy dọc kênh tiêu sáu xã, men núi Long Văn và cắt TL287 (Km9+100- TL287), sau đó vượt sông Đuống (Nghĩ Chỉ- Tiên Du sang Á Lữ- Thuận Thành, tuyến nhập vào đường trung tâm của KCN Thuận Thành III và giao với tại TL281 quy hoạch mới tại lý trình Km4+500, kết thúc tại Cầu Gáy,
- Đặc điểm : Tuyến đường được kết nối với tuyến trục kinh tế của tỉnh Hưng Yên.
- Quy mô xây dựng: Đạt cấp kỹ thuật I; Hai chiều, mỗi chiều 4 làn xe, hai làn đường phụ song song (5m+5,5m+1m+15m+3m+15m+1m+5,5m+5m= 56m).
2. Đường tỉnh 277 (ĐT277):
Chiều dài tuyến: L= 23,8Km
- Điểm đầu: Tam Giang (Yên Phong)
- Điểm cuối:
Kết nối với TL287 (Km 7) tại địa phận xã Phật Tích huyện Tiên Du.
- Quy mô xây dựng, Hướng tuyến:
+ Đoạn Tam Giang- Chờ: chiều dài 4,5Km tuyến cơ bản đi theo tuyến hiện tại.
+ Đoạn Tam Giang- Chờ: Cấp kỹ thuật III; 2 làn xe (2x3,75m+2x2m).
+ Đoạn Chờ- Từ Sơn: Cấp kỹ thuật II; 4 làn xe (4x3,75m), hai chiều riêng biệt
Đoạn Chờ- Từ Sơn: Xây dựng theo tuyến mới (Hiện dự án đã được phê duyệt)
+ Đoạn Từ Sơn- Cầu Chạt: Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị;
+ Đoạn Cầu Chạt đến Phật Tích: Đây là hệ thống đường kết nối giữa KCN VSIP với KCN Đại Đồng Hoàn Sơn.
Định hướng kết nối với điểm đầu của QL3 cao tốc tại vị trí điểm đầu của QL3 giao với QL1A địa phận Hà Nội.
Quy mô xây dựng : Cấp kỹ thuật II; 4 làn xe (4x3,75m), hai chiều riêng biệt.
(Đoạn Văn Môn- Đồng Kỵ theo tuyến cũ đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe (2x3,75+2m) sau đó chuyển địa phương quản lý)
3. Đường tỉnh 277B (ĐT277B) (Là tuyến YT04 theo quy hoạch 2005)
- Chiều dài tuyến: L= 21,9Km
- Điểm đầu: Sông Cầu (Lương Cầm- Dũng Liệt- Yên Phong). (Dự kiến tương lai kết nối với Bắc Giang sang đường QL37 tại khu vực địa bàn xã Tự Lan, Việt Yên)
- Điểm cuối: Kết nối với QL3 cao tốc tại vị trí tách của tuyến QL3 với đường vành đai 3 Hà Nội.
- Quy mô xây dựng, Hướng tuyến:
Quy mô xây dựng: Cấp kỹ thuật I; 6 làn xe (6x3,75m), hai chiều riêng biệt. (5m+5,5m+1m+11,25m+3m+11,25m+1m+5,5m+5m= 48,5m)
4. Đường tỉnh 278 (ĐT278):
- Chiều dài tuyến: 7,8Km;
- Điểm đầu: Bến đò Cung Kiệm (Dự kiến sẽ xây dựng bến cảng tại đây);
- Điểm cuối: Gặp QL18 cao tốc tại địa phận xã Phượng Mao (tại vị trí đường VĐ4 cắt QL18 cao tốc (dự kiến).
- Quy mô xây dựng: Cấp kỹ thuật II, vận tốc 80Km/h, 4 làn xe (4x3,75m), hai chiều riêng biệt.
5. Đường tỉnh 279 (ĐT279)
- Chiều dài tuyến: 22,2 Km.
- Điểm đầu tuyến: Đáp Cầu.
- Điểm cuối tuyến: TL280 Km10+700-Đông Bình- Gia Bình.
- Quy mô xây dựng: Đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 80Km/h, 4 làn xe (bề rộng mặt đường 4x3,75m= 15m)
- Hướng tuyến: Cơ bản trùng theo tuyến cũ. Đoạn qua thị trấn Quế Võ xây dựng theo quy hoạch đô thị. Đoạn chạy trên đê chuyển trả về cho Sở Nông nghiệp quản lý.
- Công trình trên tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn H30-XB80, bề rộng 15m (tương đương 4 làn xe).
6. Đường tỉnh 280 (ĐT280)
- Chiều dài tuyến: 24Km.
- Điểm đầu tuyến: Ngã tư Hồ.
- Điểm cuối tuyến: Cầu Sen.
- Quy mô xây dựng:
Đoạn không qua khu dân cư : Cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 80Km/h, 2 làn xe (2x3,75+ 2x2m= 11,5m).
Đoạn qua thị trấn, thị tứ xây dựng theo quy hoạch thị trấn, thị tứ : 10,5x2+2+6x2=35m.
- Hướng tuyến: Cơ bản theo tuyến cũ. Đoạn qua thị trấn Lương Tài đi theo tuyến vành đai ngoài thị trấn Thứa, sau đó chạy thẳng ra ngoài thôn Kim Đào và nối với tuyến cũ tại Km21 phía dưới thôn Ngô Phần.
7. Đường tỉnh 281 (ĐT281)
- Chiều dài tuyến: 29,7Km.
- Điểm đầu tuyến: Km2 (ĐT282), tại địa bàn xã Xuân Lâm- Thuận Thành.
- Điểm cuối: Kênh Vàng- Lương Tài;
- Hướng tuyến:
Đoạn tuyến thay thế TL280 hiện tại từ Cổ Lãm đến Thứa (đoạn Km 18+800m đến Km15+800m) dài 3Km.
Đoạn từ Thứa đến Kênh Vàng giữ nguyên hướng tuyến hiện tại.
- Quy mô xây dựng: Xây dựng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III; 2 làn xe (2x3,75) và 2 làn xe thô sơ (2x2m) (bề rộng mặt đường 11m). Đến 2030 đạt Cấp kỹ thuật II; 4 làn xe (4x3,75m), hai chiều riêng biệt
- Giai đoạn 2015 đến 2020 sẽ tập trung xây dựng một cầu qua sông Thái Bình để thông sang Mỹ Văn- Hải Dương tại Kênh Vàng (nối với đường 183).
8. Đường tỉnh 282 (ĐT282).
- Chiều dài tuyến: 30Km.
- Điểm đầu tuyến: Keo.
- Điểm cuối tuyến: Cao Đức.
- Hướng tuyến: Theo hướng tuyến hiện tại.
- Quy mô xây dựng:
Đoạn Km0 đến Km9+100 (Keo- Đông Côi) xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc thiết kế 80Km/h; 4 làn xe (mặt đường rộng 4x3,5m= 15m).
Đoạn Km9+100 đến Km18 (Đông Côi- Đông Bình) xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc thiết kế 80Km/h; 4 làn xe (mặt đường rộng 4x3,5m= 15m).
Đoạn Km18 đến Km30 (Đông Bình- Cao Đức) xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc 80 Km/h, 2 làn xe (2x3,75m+2x2m=11,5m);
9. Đường tỉnh 283 (ĐT283).
- Chiều dài tuyến: 21,3Km;
- Điểm đầu: Km0- Thị trấn Hồ (Ngã tư Đông Côi);
- Điểm cuối: Km21+300 (Ngũ Thái) (Kết nối sang Hưng Yên).
- Hướng tuyến: Xây dựng theo tuyến hiện tại.
- Quy mô:
Đoạn từ Ngã tư Đông Côi đến bờ đê sông Đuống (Km0 đến Km3+200): Xây dựng theo quy hoạch đường đô thị (2x6+10,5m= 22,5m);
Đoạn từ Hồ đến Bút Tháp (Km3+200 đến Km10+700): Theo quy mô đường cấp IV, vận tốc 60Km/h (phụ thuộc vào quy mô của tuyến đê sông Đuống do Sở NN&PTNT quản lý).
Đoạn từ Bút Tháp đến Dâu (Km10+700 đến Km14+100): Quy mô đường cấp III, vận tốc 80Km/h; 2 làn xe (2x3,75m+ 2x2m= 11,5m)
10. Đường tỉnh 284 (ĐT284)
- Chiều dài tuyến: 18,0Km;
- Điểm đầu: Lãng Ngâm- Gia Bình (Giao với TL280);
- Điểm cuối: Thân Trai- Minh Tâm- Lương Tài (Kết nối sang Hải Dương).
- Hướng tuyến: Xây dựng theo tuyến hiện tại có điều chỉnh cục bộ tại một số vị trí.
Điểm đầu tuyến mới cách vị trí đầu tuyến hiện tại khoảng 300m về phía Núi (ra ngoài khu dân cư) tuyến ưu tiên đi ngoài khu dân cư thuộc Lãng Ngâm, Đại Bái.
Đoạn từ Km12+900 đến Km13+300, điều chỉnh tuyến đi thẳng (địa phận xã Trung Chính)
- Quy mô xây dựng: Đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 60-80Km/h; (2x3,75m+2x2m =11,5m).
11. Đường tỉnh 285 (ĐT285)
- Chiều dài tuyến: 23,7Km;
- Điểm đầu: Tân Lập (Gia Bình);
- Điểm cuối: Lai Hạ (Lương Tài);
- Hướng tuyến: Tuyến đi theo tim hiện tại, có điều chỉnh tại một số vị trí cho thuận lợi giải phóng mặt bằng và yếu tố hình học khi nâng cấp.
- Quy mô xây dựng: Tiêu chuẩn thiết kế: Đạt tiêu chuẩn cấp III; 2 làn xe, vận tốc thiết kế 60- 80Km/h (Mặt đường 2x3,75m+2x2m=11,5m);
12. Đường tỉnh 285B (ĐT285B)
(Là tuyến YQ04 theo quy hoạch năm 2005, kéo dài sang Lương Tài)
- Chiều dài tuyến: 52,1 Km;
- Điểm đầu tuyến: Km1+700 (ĐT277) địa phận huyện Yên Phong. Tại khu vực xã Tam, Giang.
- Điểm cuối tuyến: Giao với ĐT281 (Km15+500- ĐT281 quy hoạch địa phận xã Bình Định- Lương Tài)
- Hướng tuyến:
Tại Km1+700 (ĐT277), địa phận xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tuyến chạy qua địa phận xã Đông Tiến đến xã Thụy Hòa, qua Vạn An (T.P Bắc Ninh), tuyến đi trùng với đường Kinh Dương Vương, vượt QL1A, đi vào đường trung tâm Khu đô thị Đại Kim, nối sang đường trung tâm của KCN Quế Võ III, nối sang đường biên ngoài của KCN Quế Võ II, kết nối vào dự án nối QL18 sang ĐT282 (Hiện đã chuẩn bị thi công), cắt ĐT282 tại Km27, tuyến qua đại phận xã An Thịnh, và giao với ĐT281 hiện tại tại lý trình Km19, giao với TL285 tại lý trình Km 21+500, giao với ĐT284 tại lý trình Km16, tuyến đi trên địa phận xã Phù Lương và kết thúc tại Km15+500- ĐT281 quy hoạch.
- Quy mô:
Đoạn tuyến từ Km0 đến đường 282B xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp I, 6 làn xe theo hai chiều riêng biệt. (6m+7m+2m+22,5m+5m+22,5m+2m+7m+6m= 80m) bề rộng chỉ giới xây dựng 60m.
Các đoạn còn lại đạt Tiêu chuẩn đường cấp I, vận tốc 80Km/h đến 100Km/h; 6 làn xe, hai chiều có hai làn đường phụ song song.
(5m+5,5m+1m+11,25m+3m+11,25m+1m+5,5m+5m= 48,5m).
13. Đường tỉnh 286 (ĐT286)
- Chiều dài: 18 Km.
- Điểm đầu: Bắc Ninh.
- Điểm cuối: Yên Phong (Đò lo).
- Hướng tuyến: Sử dụng tuyến hiện tại, có cải tạo từ lý trình Km2+000 đến Km4+300 (khu vực phường Vệ An- T.p Bắc Ninh), tại đoạn tuyến này điều chỉnh lại tim tuyến đi trùng với quy hoạch khu dân cư phường Vệ An mới và đảm bảo các yếu tố hình học phù hợp với vận tốc 80Km/h.
- Quy mô xây dựng: Tiêu chuẩn thiết kế: Cấp III, vận tốc 80Km/h, 2 làn xe tiêu chuẩn, (bề rộng mặt đường 2m+ 2x3,75m + 2m=11,5m)
14. Đường tỉnh 287 (ĐT287):
- Chiều dài tuyến: 29,7Km;
- Điểm đầu: Từ Sơn (giao với ĐT295B);
- Điểm cuối: Xã Quế Tân (Quế Võ) kết nối sang đường ĐT298 của tỉnh Bắc Giang.
- Hướng tuyến: Tuyến đi từ Từ Sơn, qua khu CN Đại Đồng Hoàn Sơn, giao với ĐT277 tại địa phận xã Phật Tích, cắt QL38 tại lý trình Km8+100, qua Yên Giả, Mộ Đạo, Việt Hùng, cắt QL18 tại lý trình Km11+900, tuyến đi vào đường biên của KCN Quế Võ III, đến địa phận xã Quế Tân, tuyến nối sang ĐT298 của tỉnh Bắc Giang.
- Quy mô xây dựng: Đến 2015 đạt tiêu chuẩn thiết kế: Cấp III, vận tốc 80Km/h, 2 làn xe tiêu chuẩn, (bề rộng mặt đường 2m+ 2x3,75m + 2m = 11,5m).
Định hướng đến 2030, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe, vận tốc 100-120Km/h
(5m+5,5m+1m+11,25m+3m+11,25m+1m+5,5m+5m= 48,5m).
* Đến 2030 kéo dài tuyến từ Từ Sơn đến Yên Phong, cách đường 295 hiện tại khoảng 1Km về phía bắc, quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I, chiều rộng chỉ giới 50m.
15. Đường tỉnh 295 (ĐT295)
- Chiều dài tuyến: 12,0Km;
- Điểm đầu: Đông Xuyên (Km70+500);
- Điểm cuối: Từ Sơn (Km 82+500);
- Quy mô, hướng tuyến:
Hướng tuyến: Tuyến đi trùng với tuyến hiện tại.
Quy mô xây dựng: Tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị chính, thứ yếu.
Tiêu chuẩn thiết kế: Đường phố chính thứ yếu, tốc độ thiết kế 60Km/h (TCXDVN 104-2007), điều kiện xây dựng II;
Số làn xe: 4, chiều rộng mặt đường 15m, nền đường 17m.
16. Đường tỉnh 295B (ĐT295B)
- Chiều dài tuyến: 20,97Km;
- Điểm đầu: Cầu Đáp Cầu- Km136+600 (T.P Bắc Ninh) Kết nối với ĐT295B tỉnh Bắc Giang.
- Điểm cuối: Km156+650 (Địa phận Từ Sơn) kết nối sang Yên Viên- Hà Nội.
- Quy mô, hướng tuyến:
Hướng tuyến: Tuyến đi trùng với tuyến hiện tại.
Quy mô xây dựng: Tuyến xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị.
Tiêu chuẩn thiết kế: Đường phố chính, loại I, tốc độ thiết kế 80Km/h (TCXDVN 104-2007), điều kiện xây dựng II;
Số làn xe: 6, chiều rộng mặt cắt ngang kiến nghị:
50m= (5m+5,5m+2m+3x3,75m+2,5m+3x3,75m+2m+5,5m+5m).
b.3. Định hướng một số tuyến đường mới, kết nối một số tuyến đường huyện, thành phố, thị xã:
1. Đường tỉnh 295C (ĐT295C)
- Chiều dài tuyến: 20,3Km;
- Điểm đầu: Hòa Long (Đê sông Cầu);
- Điểm cuối: QL3 (Từ Sơn).
- Quy mô, hướng tuyến:
Hướng tuyến: Tuyến xây dựng chạy theo trục Đông- Tây, song song với ĐT295B, cách ĐT295B trung bình 1Km về phía bắc. Đặc điểm cụ thể là:
Quy mô xây dựng: Các đoạn đi chung với đường quy hoạch đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn quy hoạch đô thị (không thấp tấp hơn quy mô đoạn ngoài đô thị), các đoạn chạy ngoài đô thị xây dựng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật I, 6 làn xe, vận tốc 100-120Km/h.
(5m+5,5m+1m+11,25m+3m+11,25m+1m+5,5m+5m= 48,5m)
Trong tương lai đề xuất kết nối sang QL37 tỉnh Bắc Giang tại địa bàn xã Bích Sơn, huyện Việt Yên).
2. Đường tỉnh 282B (ĐT282B)
- Chiều dài tuyến: 24,9Km;
- Điểm đầu: Nối với ĐT285B, tại lý trình Km34+500; địa phận xã Vạn Ninh.
- Điểm cuối: Kết thúc tại ĐT283, (Km11+500- vị trí đê nam kênh Bắc giao với ĐT283) địa phận xã Trí Quả, huyện Thuận Thành.
- Quy mô, hướng tuyến:
Hướng tuyến: Tuyến xây dựng chạy theo trục Đông- Tây, song song với ĐT282, cách ĐT282 trung bình 2,2Km về phía bắc. Đặc điểm cụ thể là:
Tuyến bắt đầu từ Nối với ĐT285B, tại lý trình Km34+500; địa phận xã Vạn Ninh. Tuyến nối và đi dọc bờ đê nam kênh Bắc, tuyến chạy qua địa phận hai huyện Gia Bình và Thuận Thành. Kết thúc tại lý trình KM11+500-ĐT283, (vị trí đê nam kênh Bắc giao với ĐT283) địa phận xã Trí Quả, huyện Thuận Thành
- Quy mô xây dựng: Đạt cấp kỹ thuật I; Hai chiều, mỗi chiều 4 làn xe, hai làn đường phụ song song.
(5m+5,5m+1m+15m+3m+15m+1m+5,5m+5m= 56m).
b.4. Tổng quan các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh trong quy hoạch:
Định hướng quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật các tuyến đường tỉnh giai đoạn 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030, sau khi thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh, sẽ có các tuyến đường theo các hướng như sau:
1. Các tuyến đường trục hướng tâm (T.P Bắc Ninh)
Bao gồm các tuyến:
- Quốc lộ: QL1A; QL18; QL38; VĐ4;
- Đường tỉnh: ĐT295B; ĐT295C; ĐT286; ĐT285B.
2. Các tuyến đường trục Đông- Tây:
- Quốc lộ: QL 1A; VĐ4;
- Đường tỉnh: ĐT295; ĐT295B; ĐT 295C; ĐT277B; ĐT287; ĐT278; ĐT281; ĐT282; ĐT282B; ĐT280
3. Các tuyến đường theo trục Bắc- Nam:
- Quốc lộ: QL18; QL38; VĐ4.
- Đường tỉnh: ĐT276; ĐT277; ĐT286; ĐT285; ĐT285B; ĐT284; ĐT283; ĐT295-ĐT287; ĐT280.
c. Định hướng quy hoạch giao cắt, đấu nối các tuyến đường
1. Nguyên tắc chung
Các vị trí giao cắt giữa các tuyến đường như: Giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, đường quốc lộ với quốc lộ, quốc lộ với đường tỉnh, đường tỉnh với đường tỉnh, đường huyện với đường tỉnh cần phải đảm bảo nguyên tắc:
- An toàn giao thông được đặt lên hàng đầu;
- Ít ảnh hưởng đến dòng phương tiện khi lưu thông;
- Nghiên cứu dự trữ quỹ đất hợp lý để sau này bố trí hệ thống cầu vượt cho người đi bộ.
2. Giao cắt với hệ thống đường sắt
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2 hệ thống đường sắt chạy qua là: Tuyến Hà Nội- Lạng Sơn; tuyến Yên Viên- Hạ Long, trong đó tuyến Hà Nội- Lạng Sơn là tuyến lâu đời, tuyến Yên Viên Hạ Long là tuyến đang xây dựng, tuyến Yên Viên- Hạ Long cơ bản đã tính đến các giao cắt chung với hệ thống đường hiện có.
Đề xuất quy hoạch các giao cắt với hệ thống đường sắt như sau:
* Với tuyến Hà Nội- Lạng Sơn: Do chiều cao của đường sắt hiện tại không lớn so với cao độ quy hoạch nên khi các tuyến đường tỉnh quy hoạch mới chạy qua sử dụng hai phương án chính là giao chui với đường sắt và vượt trên đường sắt, trong đó ưu tiên xây dựng cầu vượt đường sắt.
* Với tuyến Yên Viên- Hạ Long: Sử dụng phương án giao chui với đường sắt là chính (hiện cơ bản đang thực hiện theo phương án này).
3. Giao cắt giữa các tuyến QL với QL và QL với Đường tỉnh:
- Định hướng quy hoạch các giao cắt giữa các tuyến quốc lộ cao tốc qua địa bàn tỉnh giao với các tuyến quốc lộ sử dụng các giao cắt liên thông lập thể.
- Giao cắt giữa các tuyến QL với tỉnh lộ hoặc giữa các tuyến tỉnh lộ tại một số vị trí sử dụng phương án liên thông lập thể (như đề xuất mục dưới). Ngoài các vị trí trên, các giao cắt trực tiếp sử dụng phương án giao bằng phải áp dụng phương án đảo xuyến phân luồng. Quy mô đảo chuyển hướng có bán kính tối thiểu là 15m.
- Giao cắt kết nối giữa các tuyến đường huyện, đô thị với các tuyến đường tỉnh, quốc lộ: Các điểm đấu nối phải cách nhau tối thiểu là 1.000m đối với đường tỉnh, 1.500m đối với đường quốc lộ. Khi đấu nối phải chọn giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Đề xuất nghiên cứu hạn chế tốc độ, sử dụng hệ thống giảm tốc, tách làn cho phù hợp thực tiễn.
4. Quy hoạch các nút giao liên thông, lập thể.
4.1. Nguyên tắc xây dựng:
- Trong tương lai, với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa như hiện nay, mật độ gia tăng các phương tiện tham gia giao thông lớn, hiện tượng ùn tắc giao thông có nguy có xảy ra, để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, cần thiết phải xác định các vị trí trong tương lai có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Cần thiết phải có định hướng cụ thể các vị trí xây dựng các nút giao lập thể liên thông.
- Các vị trí dự kiến xây dựng nút giao liên thông lập thể phải có các yếu tố sau:
+ Là vị trí giao cắt giữa quốc lộ với quốc lộ hoặc đường tỉnh với quốc lộ, đường tỉnh với đường tỉnh.
+ Khoảng cách giữa các nút giao liên thông không nhỏ hơn 5Km;
+ Giao cắt giữa các đường tỉnh nằm trong khu vực trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị, nơi tương dự kiến có mật độ phương tiện tăng cao.
- Ngoài các vị trí giao cắt liên thông, các tuyến đường cao tốc, vành đai 4 khi cắt qua các tuyến quốc lộ, đường tỉnh nhất thiết phải xây dựng hệ thống cầu vượt.
- Các vị trí giao cắt giữa các tuyến quốc lộ, đường tỉnh áp dụng phương thức giao bằng, trực thông nhất thiết phải xây dựng đảo phân luồng giao thông, đảo tròn có bán kính tối thiểu là 15m.
4.2. Các vị trí xây dựng nút giao liên thông:
4.2.1 Nút giao liên thông trên Hệ thống đường quốc lộ:
- Quốc lộ 1A: Gồm các nút giao với các tuyến: ĐT277; ĐT276; QL18; QL38; QL18 cao tốc (Ghi chú: Các nút giao hiện đã được xây dựng).
- Quốc lộ 18 cao tốc: Gồm các nút giao đã được xây dựng: QL3 cao tốc; ĐT295; ĐT286.
Các nút giao đề xuất: QL38; VĐ4; ĐT 287; QL18 hiện tại.
- Quốc lộ 38: Gồm các nút giao: QL1A; QL18 cao tốc; ĐT282; VĐ4.
- Đường vành đai 4: Giao với ĐT276 (địa phận huyện Thuận Thành); giao cắt ĐT282 (địa phận huyện Thuận Thành).
4.2.2. Nút giao liên thông trên Hệ thống các tuyến đường tỉnh:
Ngoài các nút giao với tuyến quốc lộ được xây dựng, đề xuất xây dựng các nút giao sau:
STT
|
Đường tỉnh giao với
Đường tỉnh
|
Địa phận
|
|
1
|
ĐT277B
|
ĐT276
|
Tiên Du
|
2
|
ĐT276
|
ĐT287
|
Tiên Du
|
3
|
ĐT 287
|
ĐT285B
|
Quế Võ
|
4
|
ĐT281
|
ĐT285B
|
Lương Tài
|
5
|
ĐT282
|
ĐT276
|
Thuận Thành
|
6
|
ĐT282
|
ĐT285B
|
Gia Bình
|
d. Các vị trí mốc toạ độ cho các tuyến đường tỉnh:
(Sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành xác định chính xác ngoài thực địa).
e. Các dạng mặt cắt ngang đường đề nghị áp dụng
(Kèm theo bản vẽ )
g. Quy hoạch các cầu vượt sông Đuống, Sông Cầu:
1. Nguyên tắc xây dựng:
Các công trình cầu vượt sông, kết nối giữa các tỉnh liền kề (Bắc Giang, Hải Dương) và kết nối nội tỉnh (cầu bắc qua sông Đuống), khi xây dựng phải đạt các yêu cầu sau:
Tải trọng thiết kế: HL93;
Động đất: Cấp 8;
Khổ cầu kể cả người đi bộ tối thiểu : 15m.
2. Các cầu quy hoạch mới:
STT
|
Tên cầu
|
Thuộc đường
|
Sông
|
Chiều dài
|
Địa phận
|
1
|
Đông Xuyên
|
ĐT295
|
Sông Cầu
|
600
|
Yên Phong
|
2
|
Quế Tân
|
ĐT287
|
Sông Cầu
|
620
|
Quế Võ
|
3
|
Phật Tích
|
ĐT276
|
Sông Đuống
|
1.230
|
TD-TT
|
4
|
Hoài Thượng
|
VĐ IV
|
Sông Đuống
|
1.250
|
T.Thành- QV
|
5
|
Vạn Ninh
|
ĐT285B
|
Sông Đuống
|
1.550
|
GB-QV
|
6
|
Kênh Vàng
|
ĐT281
|
Sông TB
|
640
|
L.Tài- H. Yên
|
7
|
Giang Sơn
|
ĐT279
|
Sông Đuống
|
990
|
Q.Võ- G. Bình
|
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ, ĐƯỜNG NỘI KHU CÔNG NGHIỆP
1. Các tuyến đường khu công nghiệp, đô thị mới:
- Định hướng Quy hoạch chi tiết các tuyến đường khu công nghiệp, đô thị mới do các địa phương, khu công nghiệp lập chi tiết theo phân cấp trên quan điểm nối với các tuyến đường tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn. Quỹ đất giành cho giao thông đô thị đảm bảo 25% diện tích đất đô thị.
2. Định hướng quy hoạch đường huyện:
Từng bước nâng cấp các tuyến trục chính của huyện, đến năm 2015 sẽ có từ 50-70% số Km được rải mặt đường nhựa và đến năm 2020 số còn lại được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng, vận tốc 60-đến 80Km/h, 2 làn xe (2x3,5+2x2m= 11m)
3. Đường giao thông liên xã:
- Định hướng xây dựng các tuyến đường liên xã đến 2015 đảm bảo các tuyến đường mới xây dựng đạt tiêu chuẩn từ cấp 5 đến cấp 4 đồng bằng, vận tốc 40-60Km/h, 2 làn xe (2x3,5m= 7m)..
- Đến 2015, đảm bảo 60% số tuyến đường được nâng cấp; đến 2020 đảm bảo 100% số tuyến đường xã được nâng cấp theo tiêu chuẩn trên.
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HỆ THỐNG XE ĐIỆN NGẦM, XE ĐIỆN MỘT RAY, TẦM NHÌN 2030- 2050
Dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, nhu cầu về xây dựng tàu điện ngầm nhìn chung là chưa thích hợp đối với Bắc Ninh, các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách (Xe buýt, tắc xi, phương tiện khác) đảm bảo được khối lượng vận tải hành khách trên địa bàn). Tuy nhiên đánh giá thực trạng phát triển tại các thành phố lớn hiện tại (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), việc triển khai xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và tàu điện một ray là hết sức cấp bách, tuy nhiên gặp rất nhiều phó khăn do không có mặt bằng thi công, hoặc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm sẽ ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất. Lý do cơ bản là đường tàu điện ngầm cần phải có hướng tuyến đảm bảo và hệ thống nhà ga liên hoàn. Do vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải có định hướng chiến lược lâu dài cho hệ thống tàu điện ngầm sau này.
Đường tàu điện ngầm
Qua xem xét thấy các tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh thấy cơ bản tuyến đường tương đối thẳng, góc chuyển hướng không lớn, mặt cắt ngang đường tương đối rộng, có hành lang giao thông được quản lý tương đối chặt chẽ, lại đi qua nhiều khu vực, đô thị có mật độ dân cư đông đúc, yêu cầu đi lại cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tốc độ xe điện ngầm, do vậy xây dựng các tuyến xe điện ngầm đi dưới các tuyến quốc lộ hiện tại là phù hợp.
b.1. Tuyến số 1: Kết nối Bắc Ninh- (Yên Viên) Hà Nội, tuyến có chiều dài 21Km.
Đặc điểm: Tuyến chạy dọc theo ĐT295B, trên địa phận thành phố Bắc Ninh tuyến đi theo đường Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ và kết thúc tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc.
Các ga dự kiến: Ga đầu mối: Trung tâm văn hóa Kinh Bắc; Ga Yên Viên.
Các ga trung gian: Ngã 6, thành phố Bắc Ninh; QL38; Võ Cường; Xuân Ổ A; Xuân Ổ B (giáp với Lim); Chợ đầu mối Lim; Duệ Đông; Nội Duệ; KCN Tiên Sơn; Viềng; Xuân Thụ; HANAKA; Đình Bảng; Chùa Dận; Địa phận Hà Nội.
b.2. Tuyến số 2: Bắc Ninh- Quế Võ; Chiều dài tuyến khoảng 16Km
Đặc điểm: Tuyến chạy dọc theo QL18, trên địa phận thành phố Bắc Ninh tuyến đi theo đường Trần Hưng Đạo, có điểm đầu giao với tuyến số 1 tại Ngã 6 và kết thúc tại Việt Hùng- Quế Võ.
Các ga dự kiến: Ga đầu mối: Ngã 6- TP Bắc Ninh; Ga cuối: Việt Hùng- Quế Võ. .
Các ga trung gian: Đại Phúc; Nút giao QL18; Cầu Ngà; Nhà máy kính nổi; Phương Liễu; Phượng Mao; Mao Trung; Phố Mới 1; Phố mới 2; Nghiêm Xá.
b.3. Tuyến số 3: Bắc Ninh- Thuận Thành; Chiều dài tuyến khoảng 16Km
Đặc điểm: Tuyến chạy dọc theo QL38, trên địa phận thành phố Bắc Ninh tuyến đi theo đường Nguyễn Trãi. Ga đầu tuyến tại Vườn hoa Bắc Ninh, Ga cuối tại Đông Côi.
Các ga trung gian: Nguyễn Cao; Lý Thái Tổ; Bồ Sơn (bệnh viện Bắc Ninh; Khắc Niệm; ĐABACO; Và; Hương Vân; Chầm; Chi Hồ; Hồ (Thị trấn Hồ); Song Hồ; Đông Côi.
Đường tàu điện một ray
Do năng lực vận tải của đường tàu điện một ray không cao bằng tàu điện ngầm, hệ thống tàu điện một ray tốc độ không lớn, chi phí đầu tư không cao, chạy trên không, bến đỗ, dừng đơn giản. Đề xuất hệ thống này sẽ áp dụng cho các tuyến đường ngang, kết nối chung các khu đô thị, công nghiệp mới. Đề xuất các tuyến như sau:
b.4. Tuyến số 4: Tuyến chạy dọc theo đường ĐT287, Ga đầu tại Từ Sơn (giao với ĐT295B); Ga cuối: Việt Hùng- Quế Võ.
Các Ga trung gian: Tùy điều kiện cụ thể sẽ bố trí ga trung gian cho phù hợp (Do các ga của đường xe điện một ray tương đối đơn giản).
b.5. Tuyến số 5: Tuyến đi theo đường 285B quy hoạch (Kết nối các khu đô thị công nghiệp Yên Phong; Đại Kim; Quế Võ II; Quế Võ III).
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO LÁI XE
1. Các cơ sở đào tạo hiện có:
1.1. Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới Bắc Ninh:
1.2. Trường trung cấp nghề Âu Lạc:
1.3. Trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà:
1.4. Trường trung cấp nghề Thuận Thành:
1.5. Trung tâm dạy nghề lái xe Đông Đô:
1.6. Trung tâm dạy nghề Quân khu I:
Đánh giá chung:
* Tổng năng lực đào tạo lái xe hạng A1: 1.200 người/khóa/ 7 ngày.
- Một năm đào tạo lái xe hạng A1 là 365/7x1.200x70% = 43.000 học viên
* Tổng năng lực đào tạo lái xe hạng B trở lên: 4.480/3 tháng/khóa.
Một năm đào tạo số lượng là: 4.480x4= 17.920 người.
Qua kết quả dự báo cho ta thấy:
- Về các cơ sở đào tạo lái xe hạng A1 thì cơ bản đến 2030 vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Về các cơ sở đào tạo lái xe hạng B trở lên, các cơ sở hiện tại đáp ứng được trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, từ 2020 trở đi sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tăng lưu lượng tại các cơ sở đào tạo sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
QUY HOẠCH HỆ THỐNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN
Quy hoạch Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới giao thông
1. Mở rộng các trung tâm hiện có:
- Nâng công xuất dây chuyển kiểm định của địa bàn Bắc Ninh lên 15.000xe/năm;
- Nâng công xuất của dây chuyền kiểm định phương tiện Từ Sơn lên 25.000 xe/năm.
2. Xây dựng mới:
Đề xuất xây dựng mới Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới tại Huyện Thuận Thành với quy mô công xuất 24.000xe/năm.
Địa điểm: Trạm Lộ. Diện tích khoảng 30.000m2
CÁC DẠNG CÁC NGANG ĐIỂN HÌNH
(Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 104: 2007, Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4054-2005).
1. Cắt ngang cho các tuyến xây dựng mới không qua khu dân cư (ĐT287; ĐT281; ĐT277; ĐT 295C; ĐT285B đoạn Gia Bình đến Lương Tài)
2. Cắt ngang cho các tuyến: ĐT276; ĐT 282B.
3. Cắt ngang cho tuyến ĐT285B đoạn Yên Phong- Quế Võ
4. Cắt ngang áp dụng cho các tuyến ngoài đô thị giai đoạn 2010 đến 2015.
5. Cắt ngang áp dụng cho các tuyến qua khu dân cư hiện tại xác định là tuyến phố chính đô thị thứ yếu
6. Cắt ngang áp dụng cho các tuyến qua khu dân cư hiện tại xác định là tuyến phố chính đô thị chủ yếu (không có điều kiện mở rộng thêm)
Lê Ngọc Tuyền
Source:
BBN
Latest posts
- Chi bộ Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT sinh hoạt chuyên đề quý IV năm 2024 (07/11/2024 16:49)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công (06/11/2024 11:07)
- Cảnh báo việc mượn danh nghĩa của Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tiền (04/11/2024 11:02)
- Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn sân tập lái xe, xe tập lái (04/11/2024 08:35)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ gói thầu số 16, dự án đường Vành đai 4 (04/11/2024 08:15)
Relate news