Đẩy mạnh CCHC và ứng dụng CNTT của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020
Thực hiện văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh có văn bản số 3663/UBND-KGVX thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác CCHC và ứng dụng CNTT của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020.
Cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết hồ sơ cho công dận tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo, điều hành, triển khai CCHC và ứng dụng CNTT, gắn CCHC với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phối hợp chặt chẽ với Bưu điện tỉnh để đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tạo thuận lợi cho người dân.
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút người tài; tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tinh giản biên chế, đảm bảo đạt được chỉ tiêu đề ra. Đẩy mạnh xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, nghiêm túc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm và phòng chống tham nhũng.
Xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu chuyên ngành lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; tăng cường các hoạt động giao tiếp trực tuyến với công dân, tổ chức, doanh nghiệp; thường xuyên nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT để triển khai có hiệu quả các phần mềm quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho các cá nhân, tổ chức. Tăng nhanh số lượng dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 30% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ 4. Kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với triển khai các nội dung, nhiệm vụ CCHC để thực sự thúc đẩy CCHC, tăng hiệu quả xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động...
Phối hợp chặt chẽ với Bưu điện tỉnh để đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tạo thuận lợi cho người dân.
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút người tài; tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tinh giản biên chế, đảm bảo đạt được chỉ tiêu đề ra. Đẩy mạnh xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, nghiêm túc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm và phòng chống tham nhũng.
Xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu chuyên ngành lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; tăng cường các hoạt động giao tiếp trực tuyến với công dân, tổ chức, doanh nghiệp; thường xuyên nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT để triển khai có hiệu quả các phần mềm quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện nhiệm vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho các cá nhân, tổ chức. Tăng nhanh số lượng dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 30% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ 4. Kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với triển khai các nội dung, nhiệm vụ CCHC để thực sự thúc đẩy CCHC, tăng hiệu quả xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động...
bn-current-user-online-portlet
Online : 2488
Total visited : 151101194