Nhìn lại 5 năm công tác hòa giải ở cơ sở địa bàn tỉnh Bắc Ninh (2010 - 2015)

15/12/2015 08:11 View Count: 464
Công tác hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Trong 05 năm qua, công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chú trọng, nhất là công tác xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 940 tổ hòa giải với 5.794 hòa giải viên.

Thời gian qua, do tác động của cơ chế thị trường, tình trạng tranh chấp trong các giao dịch, quan hệ xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là các tranh chấp đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình xảy ra ngày càng đa dạng, phức tạp. Trước thực trạng đó, cơ quan Tư pháp đã thường xuyên chỉ đạo, củng cố kiện toàn các tổ hòa giải để công tác hòa giải ở cơ sở thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ ngay tại địa phương, giảm bớt các tranh chấp đến các cơ quan cấp trên.

 

Trong giai đoạn 2010-2015, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiến hành củng cố, kiện toàn hoạt động hoà giải ở cơ sở không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng. Đặc biệt, ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở được thông qua năm 2013, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành trong toàn tỉnh. Trong đó, đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát và kiện toàn lại các tổ hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Đồng thời tổ chức hội nghị triển khai, giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở cho các ban, ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Sở Tư pháp cũng đã chỉ đạo cơ quan tư pháp cấp dưới tham mưu UBND cùng cấp thực hiện tổng kết 10 năm công tác hoà giải ở cơ sở (giai đoạn 2003-2013) để rút ra những kinh nghiệm và định hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo nhằm đáp ứng nguyện vọng của đội ngũ hoà giải viên cơ sở.  

 

Mỗi năm, từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dường nghiệp vụ cho hòa giải viên cơ sở. Từ năm 2010 đến nay, cấp tỉnh đã tổ chức được 16 lớp tập huấn, cấp huyện trung bình mỗi năm có từ 1-2 lớp tập huấn cho hòa giải viên cơ sở. Bên cạnh đó, Sở đã tổ chức biên soạn, in ấn các loại tài liệu tuyên truyền thiết thực như Sổ tay nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; tờ gấp pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, khiếu nại tố cáo. Tăng cường các chuyên mục, chuyên đề liên quan đến công tác hòa giải trên Bản tin Tư pháp, Đài Phát thanh cơ sở, trên website của Sở... Qua đó, nhằm chuyển tải kịp thời những chính sách, văn bản pháp luật mới đến các hòa giải viên, cung cấp thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu pháp luật để phục vụ công tác hòa giải của các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh.

 

Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị tập huấn, cung cấp tài liệu, Sở đã chú trọng tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích và tạo động lực cho các hòa giải viên cơ sở. Năm 2012, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏ năm 2012”. Và dự kiến trong năm tới sẽ tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi năm 2016. Đây là sân chơi cần thiết và bổ ích để các hoà giải viên đến giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cơ sở.

 

 

Về kinh phí đầu tư cho hoạt động hòa giải, thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở cũng được lãnh đạo các cấp quan tâm bố trí một khoản kinh phí nhằm động viên, hỗ trợ cho các hòa giải viên. Nguồn kinh phí được cấp cho công tác hòa giải ở cơ sở trong khoản kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các cấp. Tuy nhiên, nguồn kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các cấp trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, kinh phí được đầu tư cũng chỉ dừng ở mức tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và biên soạn tài liệu cho các hòa giải viên cơ sở. Năm 2010, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 152/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định mức chi hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải. Đến nay nhiều xã, thị trấn đã thực hiện việc chi hỗ trợ mỗi Tổ hòa giải 100.000đ/tháng, 150.000đ/vụ việc hòa giải thành.

 

Mặc dù kinh phí hoạt động còn hạn chế, nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình, lực lượng hoà giải viên bằng kiến thức, kinh nghiệm sống, bằng lòng tận tâm với công việc đã chủ động, tích cực, kiên trì tiến hành hoà giải thành công nhiều vụ việc, góp phần đem lại sự yên vui, giữ được tình làng nghĩa xóm trong gia đình và cộng đồng dân cư. Những trường hợp qua nhiều lần hoà giải nhưng không đạt được sự tự nguyện thoả thuận của các bên, các tổ hoà giải đều kịp thời chuyển về Tư pháp phường, xã để tiếp tục hoà giải hoặc tham mưu cho UBND xã, phường giải quyết những vấn đề theo thẩm quyền, không để tồn đọng, kéo dài ở tổ hoà giải.

 

Trên cơ sở những kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hoà giải, với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, bằng uy tín kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các phương thức hoà giải, trong những năm qua các hoà giải viên cơ sở đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần giải quyết các hàng nghìn tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong đời sống cộng đồng. Tính từ năm 2010 đến hết tháng 10 năm 2015, tổng số vụ việc được thụ lý trên địa bàn tỉnh là 6.047 vụ việc, trong đó hòa giải thành 5.032 vụ, việc, đạt tỷ lệ 83%.

 

Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định, công tác hoà giải được tiến hành ngày càng có hiệu quả, tỷ lệ hoà giải thành trong số các vụ việc phát sinh hàng năm tăng cao góp phần ngăn chặn kịp thời các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong địa bàn dân cư, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoạt động hoà giải đã giúp cho công dân, tổ chức tiết kiệm được kinh phí, hạn chế việc khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác hoà giải của các ngành, đơn vị, địa phương. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức hoà giải và thuờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Bên cạnh đó, sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ tư pháp xã, phường, đặc biệt là đông đảo lực lượng hoà giải viên với tinh thần tự nguyện, không vì lợi ích cá nhân, tích cực, chủ động đã tạo nên thành công chung cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

 

Có thể nói, 5 năm qua, công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nhiệt huyết, cống hiến của đông đảo đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Những mâu thuẫn nhỏ, những khúc mắc trong quan hệ gia đình, làng xóm đã được các hòa giải viên hóa giải, đem lại cuộc sống bình yên, ổn định và phát triển hơn. Công tác hòa giải cơ sở đã thực sự trở thành hoạt động gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở các thôn, làng, khu phố, góp phần đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

 

Công tác hòa giải thực tế có những việc rất khó khăn, nhạy cảm, đây lại là công việc mang tính tự nguyện nên đòi hỏi người làm công tác hòa giải phải là người có tâm mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Tăng cường áp dụng hương ước, quy ước vào công tác hòa giải ở cơ sở. hòa giải thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân……. Đối với bản thân các hòa giải viên, kinh nghiệm cho thấy, những người đứng đầu dòng họ thường có uy tín rất lớn, được con cháu nghe theo. Do đó, khi thực hiện hòa giải, nếu cần thiết thì phải mời thêm người này để đảm bảo sự thành công.

 

 

 

Cần tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng

 

 

 

Trong công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, từ khâu ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn đến tổ chức thực hiện các công việc cụ thể.

 

 

 

Thời gian qua công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác hòa giải chưa được thực hiện thường xuyên. Hòa giải viên chủ yếu làm việc kiêm nhiệm trên tinh thần tự nguyện, vì vậy việc khen thưởng đối với những người làm tốt công tác này là rất cần thiết để động viên, khích lệ kịp thời.

 

 

 

Một vấn đề Tọa đàm đặc biệt chú ý là kinh phí đối với công tác hòa giải ở cơText Box: Với sự nhiệt tình, tâm huyết của hòa giải viên và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, theo kết quả thống kê năm 2014, toàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn, thành lập mới được 1.510 tổ hòa giải/1.494 thôn, tổ dân phố. Tổ chức hòa giải thành 1.206/1.564 vụ việc (đạt tỷ lệ hòa giải thành là 77%). Kết quả này đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế đơn thư khiếu nại cũng như các vụ việc phức tạp phát sinh trên địa bàn. sở và việc thực hiện các chế độ của hòa giải viên. Đa số các xã, phường, thị trấn chưa bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và chế độ của hòa giải viên hầu như chưa được thực hiện. Sau khi có Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, một số địa phương đã cân đối ngân sách và bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, có nơi được phân bổ từ 16-20 triệu đồng cho mỗi xã, thị trấn. Bên cạnh khó khăn chung về nguồn kinh phí, việc thực hiện chi không thống nhất giữa các địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác này. Ông Bùi Viết Khanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Phong Điền cho biết, việc chi chế độ bồi dưỡng cho hòa giải viên ở các đơn vị cấp xã không đồng đều, nơi có nơi không, nơi nhiều nơi ít đã làm nảy sinh tư tưởng so sánh trong một số hòa giải viên, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

 

 

 

Về tình độ, kỷ năng nghiệp vụ của hòa giải viên, anh Hoàng Công Phu - Hòa giải viên thôn La Vân Hạ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền nhìn nhận: Xã hội phát triển, các vụ việc tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn, trình độ dân trí ngày càng cao, trong khi đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của một bộ phận hòa giải viên còn hạn chế nên khó khăn trong thực hiện. Từ thực tế đó, nhiều địa phương đồng tình, đề nghị cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên, hỗ trợ thêm các loại tài liệu để hòa giải viên tự nghiên cứu, phục vụ công tác hòa giải.

 

 

 

Một số giải pháp

 

 

 

Từ những câu chuyện và tâm tư của Hòa giải viên, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp –  hiểu được những khó khăn, vất vả của Hòa giải viên. Phải là những người vừa có tinh thần, trách nhiệm, vừa có tâm, có lực, hòa giải viên mới có thể thực hiện được công việc mang tính tự nguyện này. Với các ý kiến phát biểu, góp ý, phản ánh, đề nghị của các cơ quan, địa phương và hòa giải viên, đồng chí ghi nhận và định hướng thực hiện một số giải pháp như sau: Về phía tỉnh, tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành có liên quan, như Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức đoàn thể để tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi hơn cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đối với công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, với chức năng của mình, Sở Tư pháp sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ tổ chức thực hiện xuyên việc này. Về vấn đề kinh phí, Sở Tư pháp đang khẩn trương phối hợp với các ngành tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi đối với công tác hòa giải ở cơ sở, làm căn cứ cho việc xây dựng kinh phí và thực hiện các chế độ đối với hòa giải viên; hướng dẫn địa phương lập và bố trí kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho hòa giải viên, theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ này phải do cấp huyện thực hiện. Do đó, các Phòng Tư pháp cần chủ động triển khai, Sở Tư pháp phối hợp, hỗ trợ báo cáo viên, tài liệu.

 

 

 

Với những két quả đã được được, đồng chí đề nghị, trong năm 2015, các cấp, các ngành và các Hòa giải viên phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, phấn đấu nâng tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 80%, góp phần thiết thực vào công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đia bàn tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Source: Bản tin Tư pháp