- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như thế nào?
Cân nặng có thể điều chỉnh cả đời nhưng tốc độ phát triển về chiều cao của con sẽ chậm dần so với những năm tháng đầu đời. Và dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trên hành trình phát triển chiều cao của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, điển hình là yếu tố dinh dưỡng (32%), sau đó là yếu tố di truyền (23%), vận động thể lực 20%, môi trường, tình hình bệnh tật và giấc ngủ.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên chia sẻ: “Việc cung ứng đủ năng lượng, đủ dưỡng chất cho con, đặc biệt là trong những giai đoạn tiểu học - là điều hết sức cần thiết, giúp con phát triển chiều cao được đều đặn. Đồng thời, cũng tạo dự trữ tốt, chuẩn bị cho sự “tăng vọt” ở tuổi dậy thì.
Có tới 3 giai đoạn quyết định đến chiều cao sau này của con sau này.
Thứ nhất là giai đoạn bào thai: Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt nhằm tăng từ 10 - 12kg, để con đạt được chiều cao 52cm lúc sinh, tương đương với cân nặng của con khoảng 3kg.
Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi. Năm thứ nhất con có thể tăng đến 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng 10 cm, sau 4 tuổi thì trung bình chung là con chỉ tăng 5 đến 6cm cho đến tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì được hiểu rằng con gái từ 10 -12 tuổi, con trai từ 12 - 14 tuổi, còn giai đoạn từ 14 -16 hoặc 14 - 18 tuổi, đối với cả nam và nữ, được gọi là giai đoạn sau dậy thì. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì có 1 năm quan trọng con có thể tăng vọt từ 8 - 18cm, nếu như mỗi năm ba mẹ có thể chăm sóc dinh dưỡng cho con tốt. Thông thường, với con gái đó là giai đoạn phát triển nhanh của thời kỳ dậy thì, từ tuổi 10 đến 12, các bạn nam có thể là từ 12 đến 14 tuổi.
Sau tuổi dậy thì, các con vẫn cao nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất chậm. Giai đoạn con 13 tuổi đối với nữ và 16 tuổi đối với nam là chiều cao ngừng phát triển.
Từ sau giai đoạn 30, quá trình hủy xương lớn hơn quá trình bồi xương, chúng ta bị thiếu xương, mất xương dần, lâu dần bị loãng xương, sau này cơ thể của chúng ta chỉ có thấp đi và không cao được nữa.
Các con lớn dần, tốc độ tăng trưởng về chiều cao chậm hẳn so với những năm tháng đầu đời. Trong suốt giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ, việc cung ứng đủ năng lượng dưỡng chất cho con trong giai đoạn tiểu học từ 6 đến 10 tuổi là điều hết sức quan trọng giúp cho con tăng trưởng một cách đều đặn, cả về thể chất, cũng như là các chức năng quan trọng khác.
Khi chăm sóc con, ba mẹ cho con đi tiêm phòng đầy đủ, giúp phòng tránh bệnh tật, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ giúp cho con hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc và là điều kiện để có sức khỏe cũng như sức đề kháng tốt. Phải tạo môi trường sống vệ sinh, an toàn, hạn chế bệnh tật, điều này là rất quan trọng, luôn luôn có một quá trình theo dõi chăm sóc toàn diện cho con liên tục, từ lúc mới sinh cho đến hết tăng trưởng chiều cao.
Những vấn đề thường gặp về dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của con có thể kể đến như:
Con biếng ăn, suy dinh dưỡng, chúng ta phải điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng sớm để giúp con bắt kịp đà tăng trưởng cùng với các bạn cùng trang lứa.
Con thừa cân, vẫn cần nhận đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể và cũng khắc phục tình trạng béo phì. Việc phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt giúp cho con hồng hào, cần chú ý cho con ăn những thực phẩm giàu sắt bổ máu và bổ sung vitamin C để giúp cho hấp thu sắt tốt trong quá trình ăn.
Việc tẩy giun định kỳ cũng rất quan trọng 6 tháng một lần, để đề phòng nhiễm giun sán. Cần chú ý cho con ăn thịt, cá, trứng sữa, nhất là hải sản như là nghêu, sò, phòng ngừa chứng thiếu iốt hoặc gia đình sử dụng muối iốt trong các món ăn hàng ngày.
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì ở cả 2 giới, ba mẹ bổ sung cho con các vi chất như: Canxi glucoheptonat không lắng đọng, MenaQ7, Vitamin D3, Magie, Arginin sẽ giúp cho con đạt chiều cao bằng hoặc trên chuẩn.
Phát triển chiều cao cho con là cả một quá trình nên chúng ta cần phải có lộ trình đúng - đủ - đều và luôn luôn bám sát mục tiêu là con cao 1m80 ở tuổi trưởng thành đối với nam và 1m70 đối với nữ.
Ngay từ những năm tháng đầu đời, ba mẹ hãy chăm sóc và để ý đến chế độ dinh dưỡng của con để giúp con có thể đạt được chiều cao như mong muốn sau này.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Huy động sức mạnh cộng đồng trong phòng chống bệnh Lao (19/03/2024 14:09)
- Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh? Mẹ cần lưu ý gì? (13/03/2024 18:12)
- Bệnh sốt mò (13/03/2024 14:03)
- ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PREP) TẠI TỈNH BẮC NINH (07/03/2024 15:56)
- Chăm lo sức khoẻ cho người lao động trong ngành Y tế (05/03/2024 09:02)