- Quy hoạch ngành GTVT
- Tin tức sự kiện
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
Thống kê truy cập
Một số nội dung trọng tâm của Luật Đường bộ và công tác triển khai thi hành
Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp lần thứ 7, khoá XV ngày 27/6/2024. Ngày 02/7/2024, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Lệnh số 07/2024/L-CTN Công bố Luật Đường bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 85, Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 (trừ một số nội dung được có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2024 quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Đường bộ 2024).
Luật Đường bộ được xây dựng nhằm thể chế các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển vận tải đường bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; tạo cơ chế đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật Đường bộ đảm bảo kế thừa và tiếp tục phát triển các quy định còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; tạo cơ chế huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, làm cơ sở tái cơ cấu các phương thức vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn vận tải đường bộ; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đường bộ.
I. MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA LUẬT ĐƯỜNG BỘ
Với mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật như đã nêu trên, Luật Đường bộ có một số nội dung trọng tâm sau:
Luật Đường bộ gồm 6 Chương, 86 Điều tập trung vào 3 đột phá chiến lược là thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực; đồng thời, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn với tầm nhìn chiến lược theo hướng thông minh hơn, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đường bộ và tăng cường phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính, cụ thể:
1. Chương I. Quy định chung gồm 07 Điều (từ Điều 1 đến Điều 7).
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật thay đổi phạm vi điều chỉnh; bổ sung các chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; quy định về cơ sở dữ liệu đường bộ.
2. Chương II. Kết cấu hạ tầng đường bộ gồm 36 Điều (từ Điều 8 đến Điều 43).
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật có các điểm mới như sau:
Luật đã xây dựng cơ chế nhằm đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng dường bộ trong đó ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình trọng điểm kết nối vùng, khu vực quy định tại khoản 1 Điều 4 thông qua các chính sách mang tính xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất tại các Điều 8, Điều 28, Điều 37 của Luật về phân loại đường bộ theo cấp quản lý, đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ đảm bảo giải quyết các vấn đề bất cập liên quan đến nguồn lực một cách tổng thể. Theo đó, với nguyên tắc phân loại đường bộ theo cấp quản lý (Điều 8), các chủ thể như Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm đầu tư, xây dựng (Điều 28), quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ (Điều 37) gắn với thẩm quyền quản lý các loại đường bộ đã được xác định tại Điều 8.
Các quy định này đảm bảo làm rõ và gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ; cho phép phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng thông qua việc quy định Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, đầu tư, xây dựng, vận hành khai, thác bảo trì quốc lộ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý đầu tư, xây dựng, vận hành khai, thác bảo trì hệ thống đường địa phương và một số tuyến, đoạn tuyến Quốc lộ. Quy định này cũng có ý nghĩa xác định rõ trách nhiệm đầu tư theo thẩm quyền quản lý các loại đường của từng chủ thể, đồng thời gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách trương ương và địa phương trong Luật Ngân sách tạo sự đồng bộ thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn khi cần xác định chủ thể có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư đối với các dự án công trình đường bộ.
Bổ sung quy định nguyên tắc về việc bố trí quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông, tỉ lệ đất dành cho giao thông tại đô thị, trong đó có quy định về tỷ lệ quỹ đất đối với các đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; làm rõ quy định về phần đất để bảo vệ, bảo trì công trình đường bộ; hành lang an toàn đường bộ; phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ;
- Bổ sung quy định về yêu cầu, vị trí xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo; yêu cầu, trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng, lắp đặt công trình khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; yêu cầu, trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Bổ sung quy định về công trình an toàn giao thông; quy định tổ giao thông; phân định rõ tốc độ thiết kế của đường, tốc độ khai thác trên đường bộ; trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình đường bộ; các trường hợp kết nối giao thông; bổ sung trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, sử dụng và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Bổ sung quy định quy định trạm dừng nghỉ, bến xe phải có hệ thống sạc điện cho phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện; về giao thông thông minh; quy định thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác; quy định về thanh toán điện tử giao thông cho phép thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.
3. Chương III. Đường bộ cao tốc gồm 12 Điều (từ Điều 44 đến Điều 55).
Đây là 01 Chương mới và đặc biệt quan trọng quy định cơ chế chính sách đột phá chiến lược về đường cao tốc, tháo gỡ các vướng mắc trong việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách để nâng cấp các tuyến cao tốc trong giai đoạn phân kỳ theo quy mô quy hoạch, tạo hành lang pháp lý để đạt được mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000 km đường cao tốc. So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật có các điểm mới như sau:
- Bổ sung quy định làm rõ đường bộ cao tốc; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác đường cao tốc; các chính sách phát triển, đầu tư, xây dựng đường cao tốc.
- Bổ sung quy định việc mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa đối với các dự án đường cao tốc; quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường cao tốc;
- Bổ sung quy định về tạm dừng khai thác đường cao tốc; trạm dừng nghỉ, điểm dừng, đỗ xe trên đường cao tốc; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; thông tin trên đường cao tốc.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế khi triển khai các dự án đầu tư cao tốc theo phương thức PPP là việc Luật đã quy định để làm rõ dự án đầu tư cao tốc theo phương thức PPP sẽ không phải tính giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ hiện hữu vào tỷ lệ góp vốn của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc kiểm soát vốn nhà nước tham gia trong dự án, việc tính toán phương án tài chính để hoàn vốn đầu tư chỉ thực hiện đối với giá trị cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Như vậy, việc mở rộng, cải tạo đường cao tốc và thu phí bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
4. Chương IV. Vận tải đường bộ gồm 25 Điều (từ Điều 56 đến Điều 80).
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật có các điểm mới như sau:
- Bổ sung các quy định về hoạt động vận tải đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ trong nước, hoạt động vận tải đường bộ quốc tế; làm rõ hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ để có những điều tiết phù hợp giữa 02 loại hình này, đảm bảo công bằng, minh bạch, bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; sắp xếp lại các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Bổ sung quy định về hoạt động vận chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương; hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô; dịch vụ cho thuê phương tiện; dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ; ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô tô.
5. Chương V. Quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ gồm 03 điều (từ Điều 81 đến Điều 83). So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ trên cơ sở phạm vi điều chỉnh của Luật.
6. Chương VI. Điều khoản thi hành gồm 03 Điều (Điều 84 đến Điều 86). So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật bổ sung mới 1 điều sửa đổi, bổ sung Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH1; sửa đổi một số nội dung của Luật PPP, Luật Điện lực; quy định chuyển tiếp để đảm bảo tính khả thi của Luật.
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ĐỐI VỚI LUẬT ĐƯỜNG BỘ
Để đảm bảo kịp thời triển khai Luật Đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 Luật Đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao trong quá trình thực hiện Luật, theo đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Khẩn trương tập trung triển khai rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Đường bộ, dự kiến Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng 4 Nghị định và 8 Thông tư để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật.
Đặc biệt để chuẩn bị triển khai các điểm a, điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 Luật Đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024 (triển khai thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, quản lý, đại diện sở hữu), Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng 02 Nghị định, 01 Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực đồng thời từ ngày 01/10/2024, bao gồm:
- Nghị định của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện chủ sở hữu, trực tiếp quản lý và khai thác: dự kiến trình Chính phủ trước 15/8/2024;
- Nghị định quy định về thanh toán điện tử giao thông: dự kiến trình Chính phủ trước 15/8/2024;
- Thông tư quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ: dự kiến trình ban hành trước ngày 15/9/2024.
2. Tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Đường bộ để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
3. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với Luật Đường bộ với đa dạng hình thức như: tổ chức hội thảo, hội nghị, biên soạn tài liệu, … phục vụ tuyên truyền, phổ biến Luật Đường bộ và các văn bản quy định chi tiết Luật Đường bộ thực sự đi vào cuộc sống.
4. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực xây dựng pháp luật, hiện đại hóa phương thức, phương tiện tổ chức thực hiện pháp luật; củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế, bộ máy tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Có cơ chế thích hợp bảo đảm và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi hành pháp luật.
III. NỘI DUNG GIAO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐƯỜNG BỘ SỐ 35
1. Điểm b khoản 4 Điều 8.
“Điều 8. Phân loại đường bộ theo cấp quản lý
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường sau đây:
b) Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn;”.
2. Khoản 5 Điều 30
“Điều 30. Kết nối giao thông đường bộ
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế và trình tự, thủ tục cấp phép thi công nút giao đối với đường quốc lộ đang khai thác; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự, thủ tục chấp thuận thiết kế và trình tự, thủ tục cấp phép thi công nút giao đối với đường địa phương đang khai thác.”
3. Khoản 4 Điều 57
“Điều 57. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nguồn lực địa phương quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; hỗ trợ kinh phí hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua chính sách miễn, giảm giá vé.”
4. Khoản 1 Điều 84
“Điều 84. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1, bổ sung điểm 1.1a vào sau điểm 1.1, tiểu mục 1 thuộc phần V- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2017/QH14, Luật số 23/2018/QH14, Luật số 72/2020/QH14, Luật số 16/2023/QH15, Luật số 20/2023/QH15 và Luật số 24/2023/QH15 như sau:
1.1a |
Phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với đường bộ cao tốc do địa phương quản lý |
- Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 (Tải về).
- Quyết định số 717/QĐ-TTg (Tải về).
- Thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” (30/10/2024 08:22)
- Tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH năm 2024 tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT Bắc Ninh (29/10/2024 14:37)
- Đảng ủy Sở quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW và kế hoạch Đại hội đảng bộ các cấp (29/10/2024 13:49)
- Lực lượng thanh tra giao thông Bắc Ninh kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc” xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến”, “xe chuyên chở học sinh”; vi phạm về dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định (29/10/2024 09:15)
- Nhiệm vụ của tuần kiểm đường bộ (25/10/2024 16:06)
- Quyết định 810/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam (01/08/2024 10:41)
- Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Phí thẩm định dự án, dự toán xây dựng (09/07/2024 15:06)
- Sở GTVT Bắc Ninh tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật Quí II năm 2024. (28/06/2024 16:42)
- Thông tư số 16/2024/TT-BGTVT ngày 30/5/2024 của Bộ Giao thông vận tải quy định một số nội dung về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ. (27/06/2024 19:27)
- Nghị định 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (24/06/2024 20:12)