bn-current-user-online-portlet

Online : 5268
Total visited : 150691993

Cấp giấy phép lái xe mới, những vấn đề sau hai tháng thực hiện

12/09/2012 03:25 View Count: 89
Kể từ ngày 01.7.2012, trên 12 tỉnh, thành của cả nước, giấy phép lái xe theo mẫu mới được cấp và đưa sử dụng. Qua hơn hai tháng vận hành hệ thống những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của phầm mềm cần có hướng giải quyết tích cực.
Tại tỉnh Bắc Ninh, tính đến hết ngày 9.9.2012, lượng giấy phép lái xe mới được cấp đổi với các hạng B1 trở lên và cấp mới hạng A1 là 2.749 GPLX, trung bình một tháng có hơn 1.300 GPLX theo mẫu mới được phát hành. GPLX mới được đông đảo người dân chào đón và tiếp nhận sử dụng với những tính năng ưu việt nổi trội. Qua theo dõi thấy nhiều người có GPLX chưa hết hạn sử dụng vẫn đến xin đổi để dễ sử dụng. Có thể nói GPLX đã có chỗ đứng trong cuộc sống của người dân. Với cơ chế thông thoáng, tại Bắc Ninh việc cấp đổi rất thuận tiện cho mọi người, thủ tục đơn giản, chỉ cần mang giấy khám sức khỏe đủ điều kiện lái xe tại các cơ sở y tế theo quy định đến nơi tiếp nhận hồ sơ, khai vào đơn xin đổi tại bộ phận một cửa, sau từ 3 đến 5 ngày là được nhận GPLX mới. Do thời gian nhanh nên nhiều người từ các địa phương khác cũng đến xin được đổi GPLX tại Sở GTVT. Người dân được phục vụ nhanh chóng thuận tiện không biết rằng để có được kết quả như vậy cần có bộ máy vận hành một cách trơn tru và khắc phục những bất cập tồn tại hiện vẫn chưa khắc phục được.
Dưới góc độ là nhà quản lý, để vận hành hệ thống, không gây phiền hà cho nhân dân trong quá trình cấp đổi GPLX mới là cả một vấn đề không đơn giản, đó là:
- Vận hành đồng bộ hệ thống từ địa phương đến Trung ương;
- Khắc phục kịp thời các bất cập nảy sinh để đảm bảo đúng ngày hẹn trả cho nhân dân do phần mềm cấp đổi GPLX vẫn còn khiếm khuyết.
 
          Đến thời điểm hiện nay những khiếm khuyết của hệ thống cơ bản được khắc phục như: Nơi cư trú của người dân, Một số địa chỉ có yếu tố nước ngoài .v.v. tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc mà Tổng Cục đường bộ Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh phần mềm giúp người quản lý dễ sử dụng, giải quyết cho nhân dân một cách thuận tiện nhanh chóng nhất đó là:
          - Số GPLX được cấp từ những thời gian trước do khâu quản lý, người dân bị mất mà không nhớ số GPLX, khi khai báo vào hệ thống mới là bắt buộc là không cần thiết nên nghiên cứu chỉnh sửa lại cho phù hợp.
          - Việc khai báo hoặc nhầm lẫn các thông tin của người dân, việc cập nhật các dữ liệu khác vào hệ thống sau khi chuyển giai đoạn được người quản lý phát hiện cần phải chỉnh sửa, kể cả trước khi in GPLX phát hiện ra sai sót cần chỉnh sửa nhưng phần mềm không cho phép thực hiện. Đây là điều bất cập, gây phiền hà và lãng phí vật lực và thời gian. Tổng Cục đường bộ xem xét và đề nghị tư vấn có giải pháp điều chỉnh khắc phục.
          - Cần sớm có quy chế phối hợp giữa các ngành, nhất là ngành công an, khi lái xe vi phạm bị tạm giữ GPLX cần thông báo ngay cho Tổng Cục đường bộ và đưa vào hệ thống xác thực, để tránh trường hợp có người lợi dụng để kê khai mất GPLX xin cấp lại.
          - Việc in danh sách học viên để ra quyết định tiến hành sát hạch tốn khá nhiều giấy in, gây lãng phí (mỗi trang A4 chi ghi danh được khoảng 9 học viên), cần thiết phải nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm sao cho phù hợp.
          - Kể từ ngày GPLX do Bộ GTVT cấp, nhìn chung các tỉnh đã chuyển dữ liệu lên Tổng Cục đường bộ theo dõi và quản lý. Với các trường hợp mất GPLX hoặc đổi GPLX tại các địa phương khác, việc xác minh nguồn gốc GPLX theo đường công văn gửi các địa phương là rất mất thời gian, có trường hợp qua nhiều tháng vẫn không nhận được hồi âm, nên chăng việc này Tổng Cục đường bộ cập nhật các dữ liệu lên hệ thống để sau khi tra cứu thấy các thông tin chính xác, các Sở GTVT sẽ tiến hành cấp lại hoặc đổi GPLX cho nhân dân.
 
          Kể từ tháng 10.2012, việc cấp mới GPLX cho hạng B1, B2 bắt đầu thực hiện, chắc chắn còn một số vướng mắc cần sớm tháo gỡ. Để việc cấp đổi, cấp mới GPLX được nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo tính chính xác, những vấn đề vướng mắc đã nêu Tổng Cục đường bộ Việt Nam cần sớm có giải pháp khắc phục./.
Le Ngoc Tuyen
Source: BBN