- Quy hoạch ngành GTVT
- News & Events
- Thông tin cần biết
- Cải cách hành chính
- Tiếp cận thông tin
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Thông tin thống kê - báo cáo
- Thông tin liên hệ
bn-current-user-online-portlet
Hướng dẫn kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo kế hoạch thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương khoá XI “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
I. Mục đích, yêu cầu, phương châmquyết hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đảng uỷ Sở Hướng dẫn việc triển khai kiểm điểm, tự phê bình và phê bình , phương pháp:
a. Mục đích:
Nhằm giải quyết tốt ba vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay mà Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương ( khoá XI) đã đề ra, tập trung vào việc ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cấp uỷ các cấp, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên.
b. Yêu cầu:
- Công tác chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm chu đáo, chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, đảm bảo kết quả thực chất cụ thể,tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ; khắc phục tình trạng xuê xoa nể nang cũng như lợi dụng để sát phạt, trù dập, vu cáo lẫn nhau, gây mất đoàn kết; nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập người phê bình; người vu cáo.
- Thực sự phát huy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu phải gương mẫu và phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, Đảng viên và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp, phê bình đúng đắn.
- Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, Đảng viên, từ người đứng đầu, cán bộ quản lý các cấp đến Đảng viên thường; đến Đảng viên đương chức đến Đảng viên đã nghỉ hưu phải thực sự tự giác; trung thực; phải có dũng khí tự thấy rõ khuyết điểm và tự mình sửa chữa; phải thực sự khách quan, xây dựng trong phê bình đồng chí, đồng nghiệp.
c. Phương châm:
Tiến hành kiểm điểm phải có sức thuyết phục cao, kiên trì thường xuyên không chủ quan, nóng vội, máy móc, cứng nhắc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm.
d. Phương pháp:
Cấp trên gương mẫu, kiểm điểm trước, cấp dưới sau; tập thể kiểm điểm trước, cá nhân kiểm điểm sau; cấp uỷ viên, cán bộ giữ chức lãnh đạo, quản lý kiểm điểm trước, đảng viên kiểm điểm sau.
II Nội dung, cách làm và tiến độ thực hiện:
A. Đối tượng kiểm điểm
1 .Đối tượng kiểm điểm: Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ Sở GTVT Bắc Ninh đều phải tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.
2. Nơi kiểm điểm:
- Các đồng chí Uỷ viên ban thường vụ, thường trực đảng uỷ, Đảng uỷ viên kiểm điểm ở BCH Đảng ủy Sở.
- Các đồng chí đảng viên khác kiểm điểm ở chi bộ sinh hoạt.
* Ghi chú: ngoài những nơi kiểm điểm trên, đảng viên tham gia các tổ chức khác với cương vị là người đứng đầu thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo các tổ chức đó về trách nhiệm của cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các tập thể lãnh đạo tổ chức đó.
B. Nội dung kiểm điểm:
Căn cứ vào 3 vấn đề cấp bách của Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư đã nêu và quy định về những điều Đảng viên không được làm, đối chiếu với tình hình nội tại của tổ chức và cá nhân, có liên quan đến những năm trước đó để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình, phê bình ; làm rõ tại sao những khuyết điểm, yếu kém đã chỉ ra nhiều năm nay nhưng chậm khắc phục, có mặt lại yếu kém phức tạp thêm.
(1)Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức. lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đâú của đảng, trong kiểm điểm, làm rõ những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức lối sống.
- Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào con đường cách mạng của Đảng, không kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với con đường XHCN, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận chức trách được giao, cho rằng con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ họa theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc. Nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, phát ngôn trái nguyên tắc, quy định…
- Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là sa vào chủ nghĩa các nhân, sống ích kỷ thực dụng, vụ lợi, lo vun vén cho bản thân và gia đình, không còn ý thức hết lòng vì nước vì dân, để vợ(chồng), con và người thân lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, tiến thân, là cơ hội, hám danh chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp…; là đố kỵ, kèn cựa địa vị, cục bộ, bè phái gây mất đoàn kết trong Đảng; là quan liêu xa dân, vô cảm trước những khó khăn, nỗi khổ của nhân dân, bất chấp đạo lý, dư luận vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm ; là kiêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, tuỳ tiện, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí, sống xa hoa hưởng lạc.
-Kiểm điểm làm rõ những biểu hiện, mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, kiểm điểm việc thực hiện quy định những điều Đảng viên không được làm; phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và phương hướng đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.
(2). Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
-Kiểm điểm làm rõ mặt yếu kém của tập thể và cá nhân trong công tác tổ chức, cán bộ. Kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Làm rõ tình trạng có phải vì người mà sinh thêm tổ chức, sinh thêm chỉ tiêu biên chế không? Có tình trạng độc đoán mất dân chủ, cục bộ địa phương trong đánh giá , quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ không? Có tác động hoặc bị tác động trong bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ, nhất là đối với người thân, người quen không? Vai trò tham gia về công tác cán bộ của cấp uỷ như thế nào? Cấp uỷ đã thực hiện ra sao? Chính quyền cơ quan có thảo luận với cấp uỷ về xây dựng đội ngũ cán bộ không? Đã thực sự kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong công tác cán bộ chưa? Xác định trách nhiệm của tập thể, của cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ.
(3). Về xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Kiểm điểm chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ; Việc cụ thể hoá và thực hiện nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” như thế nào? Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của tập thể, nhất là cá nhân, nhất là quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, có tình trạng lợi dụng danh nghĩa tập thể để áp đặt ý đồ cá nhân không? Có biểu hiện thành tích thì gắn cho cá nhân, khuyết điểm lại đổ tại tập thể không? Xác định nguyên nhân trách nhiệm của tập thể, cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm? Sự phối hợp cấp uỷ với chính quyền cơ quan về lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn, công tác cán bộ lãnh đạo các đoàn thể như thế nào?
Trong ba nội dung trên, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, chi phối các nội dung sau, trong đó cần đi sâu kiểm điểm:
1.Đối với tập thể:
- Đã có những chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên? Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, Đảng viên thực hiện Quy định những điều Đảng viên không được làm thế nào? Đã có hình thức, biện pháp gì trong phát hiện. giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức Đảng và Đảng viên thuộc cấp mình quản lý? Nội bộ cấp uỷ, tổ chức Đảng có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có mất đoàn kết không? Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra trong cơ quan, tổ chức Đảng đã thẳng thắn tự phê bình, phê bình chưa? Đã thực sự quyết tâm xem xét, giải quyết dứt điểm những sai sót, khuyết điểm nổi cộm, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực mà dư luận quan tâm, bức xúc chưa? Nguyên nhân trách nhiệm của tập thể, cá nhân, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ , Đảng viên suy thoái và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.
- Trong lãnh đạo xây dựng cán bộ, đã thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ như thế nào? Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong công tác cán bộ việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ thực chất chưa? Đội ngũ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị chưa? Kiểm điểm làm rõ những trường hợp bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ không đúng người, đúng việc làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và sự phát triển của cơ quan, đơn vị? Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm và phương pháp khắc phục.
- Kiểm điểm việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Việc thực thi quyền hạn của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị như thế nào? Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trách nhiệm của tập thể trong việc thảo luận và ban hành các quyết định về công tác cán bộ, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội…Kiểm điểm cá nhân người đứng đầu có biểu hiện độc đoán gia trưởng, “ lấn sân” quyết định hoặc chỉ đạo không đúng thẩm quyền trách nhiệm hay không? Quan hệ giữa người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền đã thực sự đoàn kết, thống nhất chưa? Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong công tác cán bộ ( đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ…) và trong quyết định các chủ trương chính sách, các chương trình, dự án đầu tư chưa? Nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể của cá nhân và biện pháp khắc phục.
Trong kiểm điểm tập thể cần đi sâu phân tích, cần làm rõ tình trạng né tránh, nể nang, ngại va chạm,cục bộ, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu hình thức, biện pháp ngăn chặn, răn đe, xử lý đối với các sai phạm của tổ chức và cá nhân, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm.
2. Đối với cá nhân
Tự giác kiểm điểm, tự phê bình, phê bình căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết nêu và quy định về những điều đảng viên không được làm; về nội dung góp ý của các tổ chức, cá nhân và gợi ý của cấp trên (nếu có) đối với cá nhân mình; Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về những góp ý hoặc gợi ý (nếu có) đối với tập thể về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể.
Cá nhân phải tự giác, trung thực soi xét mình về các mặt: tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống( theo nội dung (1) ở phần B nội dung kiểm điểm của hướng dẫn này); Có thái độ, tinh thần như thế nào trong đấu tranh, phê phán các quan điểm, việc làm sai, trái cương lĩnh, điều lệ , nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng? Trong ý thức và việc làm cụ thể đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của các nhân chưa? Đoàn kết nội bộ tốt chưa? Đã trung thực trong kiểm điểm, phê bình và tự phê bình , kê khai tài sản chưa? Có để vợ( chồng) con và người thân lợi dụng chức vụ để trục lợi không?
- Đối với cá nhân là cấp uỷ viên,cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngoài nội dung trên cần liên hệ , kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân tham gia cùng tập thể thảo luận và quyết định các vấn đề có liên quan đến nội dung cụ thể ( nêu tại nội dung mục (2), (3) mục B)xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể về phương hướng biện pháp khắc phục.
C. Cách làm:
Kiểm điểm, tự phê bình, và phê bình tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức liên quan thuộc cấp mình ; lấy ý kiến góp ý của cá nhân đã nghỉ hưu nguyên là cấp uỷ viên, nguyên là thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc, gợi ý kiểm điểm của cấp trên và cá nhân thuộc quyền quản lý.
Bước 2: Tiếp thu ý kiến góp ý gợi ý kiểm điểm (nếu có) , xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm .
Bước 3: Báo cáo kết quả kiểm điểm và thông báo tiếp thu góp ý.
*Các bước được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1. Lấy ý kiến góp ý của các tổ chức và cá nhân và gợi ý kiểm điểm :
1. Phương pháp lấy ý kiến góp ý và gợi ý kiểm điểm:
- Lấy ý kiến của tổ chức bằng cách gửi văn bản nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận ; ý kiến góp ý của tập thể đuợc thảo luận, thống nhất và được thể hiện bằng văn bản do thường vụ cấp uỷ ký tên, đóng dấu, gửi về nơi nhận.
- Lấy ý kiến của cá nhân bằng cách mời họp nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận và phát phiếu xin ý kiến để cá nhân góp ý trực tiếp vào phiếu gửi về nơi nhận. Ý kiến góp ý của cá nhân thể hiện bằng văn bản ghi rõ họ tên địa chỉ của người góp ý và các tổ chức và cá nhân được góp ý. Ý kiến góp ý đối với cá nhân thuộc ban thường vụ nào thì gửi về ban thường vụ cấp đó để tập hợp.
- Việc lấy ý kiến góp ý của cá nhân nguyên là cấp uỷ viên, nguyên là thủ trưởng cơ quan, Đảng ủy Sở đã nghỉ hưu thì chỉ lấy ý kiến góp ý của các đồng chí đã nghỉ hưu và sinh hoạt Đảng tại TP Bắc Ninh(không nhất thiết phải lấy ý kiến của các đồng chí đã chuyển công tác trước khi nghỉ hưu).
- Ban thường vụ Đảng uỷ Sở gợi ý nội dung cần đi sâu kiểm điểm đối với tập thể và đảng viên ( nếu xét thấy cần) bằng văn bản gửi đến tổ chức và cá nhân.
2. Lấy ý kiến đối với tập thể và cá nhân:
2.1.Đối với tập thể và cá nhân uỷ viên Ban thường vụ, thường trực Đảng uỷ Sở:
Đồng chí thường trực đảng uỷ Sở chủ trì, chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Sở tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức và cá nhân báo cáo Ban thường vụ Đảng uỷ Sở làm cơ sở để chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân các đồng chí uỷ viên Ban thường vụ, Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ Sở;
- Lấy ý kiến tập thể:
Ban chấp hành Đảng ủy Sở, Ban chấp hành các tổ chức đoàn thể trực thuộc Đảng uỷ Sở.
- Lấy ý kiến của cá nhân:
Các đồng chí nguyên là Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ Sở.
Văn bản góp ý cho tập thể và cá nhân Ban thường vụ Đảng ủy Sở thì người gửi góp ý ghi rõ họ tên, gửi qua Văn phòng Đảng uỷ Sở.
- Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tự phê bình của tập thể Ban thường vụ.
- Các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Sở chuẩn bị bằng văn bản báo cáo kiểm điểm tự phê bình của các nhân.
2.2. Đối với tập thể và cá nhân BCH Đảng ủy Sở:
- Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Sở tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến của các tổ chức đoàn thể.
- Lấy ý kiến của cá nhân:
Các đồng chí nguyên là Bí thư, phó bí thư Đảng ủy Sở (không nhất thiết phải lấy ý kiến các đồng chí đã chuyển công tác khác trước khi nghỉ hưu).
- Văn bản góp ý cho tập thể và cá nhân cấp uỷ, thì người gửi góp ý ghi rõ họ tên, gửi Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ sở.
- Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ sở chủ trì tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân nêu trên, báo cáo với Đảng uỷ sở, làm cơ sở cgho việc chuẩn bị kiểm điểm của tập thể và cá nhân cấp uỷ.
2.3. Đối với Chi bộ:
- Lấy ý kiến của tập thể:
+ Các phòng, ban trực thuộc và Ban chấp hành các tổ chức đoàn thể.
- Lấy ý kiến của cá nhân
+ Các đồng chí nguyên là Bí thư, phó bí thư (không nhất thiết phải lấy ý kiến các đồng chí đã chuyển công tác khác trước khi nghỉ hưu).
Văn bản góp ý cho tập thể và cá nhân cấp uỷ, thì người gửi góp ý ghi rõ họ tên, gửi cấp uỷ Chi bộ.
Cấp uỷ Chi bộ tổng hợp ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân nêu trên, làm cơ sở cho việc chuẩn bị kiểm điểm của tập thể cấp uỷ; cá nhân cấp uỷ chuẩn bị kiểm điểm ở chi bộ.
2.4. Các đoàn thể trực thuộc Đảng uỷ Sở;
* Hội cựu chiến binh Sở GTVT: lấy ý kiến góp ý của:
- Tập thể: Ban chấp hành Hội CCB Sở GTVT.
- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Chủ tịch, phó chủ tịch Hội CCB Sở GTVT.
+ Đoàn thanh niên Sở GTVT: Lấy ý kiến của:
- Tập thể: Ban chấp hành Đoàn sở GTVT.
- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Bí thư, phó bí thư Đoàn Sở.
+ Công đoàn Ngành GTVT: Lấy ý kiến của:
- Tập thể: Ban chấp hành Ngành GTVT.
- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn Ngành GTVT.
3. Gợi ý và chỉ đạo kiểm điểm của cấp uỷ cấp trên đối với cấp dưới:
Ban thường vụ Đảng uỷ Sở gợi ý kiểm điểm cho tập thể cấp uỷ và cá nhân cán bộ đảng viên ở Chi bộ (Nêu xét thấy cần thiết) Phân công các đồng chí chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra kiểm điểm cấp dưới.
Đối với Chi bộ, căn cứ tình hình cụ thể (nếu cần thiết), cấp ủy tiến hành gợi ý kiểm điểm với cá nhân và phân công thành viên lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, gợi ý kiểm điểm cấp dưới.
Ở những nơi, những trường hợp có vấn đề phức tạp xét thấy cần thiết thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp hoặc cấp uỷ quản lý cán bộ gợi ý kiểm điểm.
Bước 2. Tiếp thu ý kiến gớp ý, xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm:
Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp, Ban thường vụ Đảng uỷ Sở, Ban chấp hành Đảng uỷ sở, từng cá nhân căn cứ vào nội dung kiểm điểm nêu trên và quy định những điều Đảng viên không được làm để chuẩn bị báo cáo kiểm điểm. Cần đi sâu kiểm điểm về những nội dung góp ý, gợi ý (nếu có), trả lời thẳng vào các câu hỏi, các nội dung kiểm điểm nêu trong hướng dẫn; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và đề ra lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục.
- Ban thường vụ Đảng uỷ Sở , Ban chấp hành Đảng uỷ sở xây dựng báo cáo kiểm điểm và tiến hành kiểm điểm theo lộ trình sau:
+ Kiểm điểm tập thể trước, kiểm điểm cá nhân sau: Nội dung kiểm điểm của cá nhân phải gắn với nội dung kiểm điểm của tập thể, làm rõ trách nhiệm của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung tập thể.
+ Báo cáo kiểm điểm tập thể phải gửi trước các thành viên để nghiên cứu kỹ, chuẩn bị ý kiến đóng góp.
+ Tiến hành kiểm điểm cá nhân người đứng đầu trước, các thành viên khác sau.
Từng cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm trước tập thể, để các đồng chí khác góp ý trực tiếp tại hội nghị; sau đó cá nhân tiếp thu và hoàn thiện kiểm điểm.
+ Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở, Ban chấp hành Đảng uỷ sở căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; đánh giá phải làm rõ những hạn chế, khuyết điểm về công tác xây dựng Đảng và nguyên nhân, đề ra phương hướng khắc phục, làm rõ cho việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của cá nhân.
+ Các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở, Ban chấp hành Đảng uỷ sở căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết trung ương lần thứ tư, Quy định về những điều đảng viên không được làm và góp ý của các tổ chức, cá nhân để kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo hướng trả lời thẳng vào các nội dung nêu trong hướng dẫn và nội dung được góp ý; kiểm điểm về đạo đức, lối sống, về quan hệ gia đình, xã hội và quan hệ với nhân dân; tập trung làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đề ra biện pháp khắc phục.
+ Các tổ chức đoàn thể trực thuộc Đảng bộ Sở, tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân theo nội dung và cách làm tương tự của Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở, Ban chấp hành Đảng uỷ sở. Trong quá trình kiểm điểm, tiếp thu gợi ý của cấp trên (nếu có); ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân để kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
- Ở các Chi bộ: Tập thể chi uỷ kiểm điểm trước, sau đó đến bí thư Chi bộ, chi uỷ viên và các đảng viên. Nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu và việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không đựoc làm, chỉ rõ thiếu sót, khuyết điểm, nguyên nhân; đề ra phương hướng, giải pháp khắc phục.
Hội nghị kiểm điểm của Thường vụ Đảng uỷ Sở có đại diện lãnh đạo thường trực của Đảng ủy Khối CCQ tỉnh dự, theo dõi. Kiểm điểm của Ban thường vụ Đảng ủy Sở, Ban chấp hành Đảng ủy Sở, phải có đại diện lãnh đạo và bộ phận thường trực Đảng uỷ khối dự, theo dõi.
Bước 3. Báo cáo, thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý sau kiểm điểm:
Sau khi hoàn thành kiểm điểm, các cấp uỷ báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên và thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân. Cụ thể như sau:
1. Tập thể và cá nhân cấp dưới báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên:
* Nội dung báo cáo của tập thể:
1. Tổng hợp về tình hình, ưu điểm, khuyết điểm trong tổ chức kiểm điểm, đánh gía chung về kết quả kiểm điểm của cấp mình.
2. Kết quả của tập thể: Chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những khuyết điểm, yếu kém đối với 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu.
3. Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém.
4. Đề xuất, kiến nghị, rút kinh nghiệm về phương pháp, cách thức tổ chức kiểm điểm cho các lần tiếp theo.
* Nội dung báo cáo của cá nhân:
1. Kiểm điểm, tự phê bình về 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu và việc thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân.
2. Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém.
- Ghi chú: Báo cáo kiểm điểm của tập thể Ban thường vụ và cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý, sau khi hoàn thiện cần đóng dấu xác nhận của cấp uỷ, gửi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (qua Ban tổ chức Tỉnh uỷ) để lưu giữ theo quy định.
2. Báo cáo kết quả kiểm điểm đối với tập thể:
2.1. Ban thường vụ Đảng uỷ Sở báo cáo trước Ban chấp hành Đảng ủy Sở.
2.2. Ban thường vụ đảng uỷ sở báo cáo trước cấp uỷ chi bộ, lãnh đạo, Ban chấp hành các tổ chức đoàn thể trực thuộc.
2.3. Các chi uỷ chi bộ báo cáo kiểm điểm (tập thể và cá nhân) trước chi bộ.
2.4. Các tổ chức đoàn thể báo cáo trước Ban chấp hành của tổ chức mình.
3. Thông báo, tiếp thu góp ý của tập thể và cá nhân:
Việc thông báo, tiếp thu góp ý của tập thể và cá nhân thuộc thành phần lấy ý kiến thực hiện như sau:
- Thông báo. tiếp thu góp ý của tập thể bằng văn bản, gửi đến tập thể đó.
- Thông báo, tiếp thu góp ý của cá nhân thực hiện với các hình thức phù hợp; có thể bằng văn bản, có thể cử đại diện cấp uỷ thông báo, trao đổi qua điện thoại, hộp thư điện tử..
C. Tiến độ thực hiện:
- Ban thường vụ Đảng uỷ Sở, Ban CH Đảng ủy Sở hoàn thành đầu tháng 9/2012
- Các Chi bộ hoàn thành trong tháng 9/2012.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào hướng dẫn này, các cấp uỷ, tổ chức đoàn thể trực thuộc Đảng uỷ Sở GTVT xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp; vừa tổ chức kiểm điểm ở cấp mình vừa chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới, bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian nêu trên. Liên hệ với Văn phòng Đảng uỷ Sở về thời gian tổ chức hội nghị kiểm điểm ở cấp mình để Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở cử các đồng chí Uỷ viên ban Thường vụ dự, chỉ đạo, theo dõi.
Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở chỉ đạo kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại đối với tập thể cấp uỷ cơ sở và cá nhân đảng viên nếu xét thấy kiểm điểm không đạt yêu cầu.
Qua kiểm điểm nếu xét thấy có tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải xử lý thì xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sau khi hoàn thành kiểm điểm, các cấp uỷ, tổ chức đoàn thể trực thuộc Đảng uỷ Sở GTVT gửi báo cáo (trước ngày 01/10/2012) tình hình kết quả kiểm điểm của tập thể về Đảng uỷ Sở (qua Văn phòng Đảng uỷ Sở) để lưu giữ theo quy định./.
- Chi bộ Trung tâm Đăng kiểm phương tiện GTVT sinh hoạt chuyên đề quý IV năm 2024 (07/11/2024 16:49)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công (06/11/2024 11:07)
- Cảnh báo việc mượn danh nghĩa của Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tiền (04/11/2024 11:02)
- Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn sân tập lái xe, xe tập lái (04/11/2024 08:35)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ gói thầu số 16, dự án đường Vành đai 4 (04/11/2024 08:15)
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (17/05/2012 04:06)
- THÔNG TRI TRIỆU TẬP (14/05/2012 10:22)
- Báo cáo tổng kết (14/05/2012 10:18)
- Phân công nhiệm vụ Đảng uỷ viên theo dõi thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012 (14/05/2012 10:18)
- Thành lập Bộ phận giúp việc V/v " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh " (14/05/2012 10:15)