bn-current-user-online-portlet

Online : 2708
Total visited : 150730312

Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"

29/05/2012 02:06 View Count: 70
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

             Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

          Căn cứ hướng dẫn của UBKT Đảng ủy khối CCQ tỉnh; Kế hoạch 35/KH-ĐU và Số:36/HD-ĐU ngày 27/4/2012 của Đảng ủy Sơ Giao thông vận tải trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” của Đảng ủy Sở Giao thông vận tải.

          Đảng ủy Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện như sau

I. Mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp:

a. Mục đích:

Nhằm giải quyết tốt ba vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay mà Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương ( khoá XI) đã đề ra, tập trung vào việc ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cấp uỷ các cấp, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên.  

b. Yêu cầu:

- Công tác chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm chu đáo, chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, đảm bảo kết quả thực chất cụ thể,tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ; khắc phục tình trạng xuê xoa nể nang cũng như lợi dụng để sát phạt, trù dập, vu cáo lẫn nhau, gây mất đoàn kết; nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập người phê bình; người vu cáo.

- Thực sự phát huy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu phải gương mẫu và phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, Đảng viên và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp, phê bình đúng đắn.

- Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, Đảng viên, từ người đứng đầu, cán bộ quản lý các cấp đến Đảng viên thường; đến Đảng viên đương chức đến Đảng viên đã nghỉ hưu phải thực sự tự giác; trung thực; phải có dũng khí tự thấy rõ khuyết điểm và tự mình sửa chữa; phải thực sự khách quan, xây dựng trong phê bình đồng chí, đồng nghiệp.

c. phương châm:

Tiến hành kiểm điểm phải có sức thuyết phục cao, kiên trì thường xuyên không chủ quan, nóng vội, máy móc, cứng nhắc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm.

d. Phương pháp:

Cấp trên gương mẫu, kiểm điểm trước, cấp dưới sau; tập thể kiểm điểm trước, cá nhân kiểm điểm sau; cấp uỷ viên, cán bộ giữ chức lãnh đạo, quản lý kiểm điểm trước, đảng viên kiểm điểm sau.

II Nội dung, cách làm và tiến độ thực hiện:

A.               Đối tượng kiểm điểm

1.. Đối tượng kiểm điểm: Các chi bộ, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ Sở GTVT Bắc Ninh đều phải tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.

2. Nơi kiểm điểm:

Các đồng chí đảng viên hiện đang sinh hoạt tại chi bộ nào thì tổ chức kiểm điểm tại chi bộ đó.

* Ghi chú: ngoài những nơi  kiểm điểm  trên, đảng viên tham gia các tổ chức khác với cương vị là người đứng đầu thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo các tổ chức đó về trách nhiệm của cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các tập thể lãnh đạo tổ chức đó.

B.               Nội dung kiểm điểm:

Căn cứ vào 3 vấn đề cấp bách của Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư đã nêu và quy định về những điều Đảng viên không được làm, đối chiếu với tình hình nội tại của tổ chức và cá nhân, có liên quan đến những năm trước đó để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình, phê bình; làm rõ tại sao những khuyết điểm, yếu kém đã chỉ ra nhiều năm nay nhưng chậm khắc phục, có mặt lại yếu kém phức tạp thêm.

(1)Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức. lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đâú của đảng, trong kiểm điểm, làm rõ những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức lối sống.

- Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào con đường cách mạng của Đảng, không kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với con đường XHCN, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận chức trách được giao, cho rằng con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ họa theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc. Nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, phát ngôn trái nguyên tắc, quy định…

- Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là sa vào chủ nghĩa các nhân, sống ích kỷ thực dụng, vụ lợi, lo vun vén cho bản thân và gia đình, không còn ý thức hết lòng vì nước vì dân, để vợ(chồng), con và người thân lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, tiến thân, là cơ hội, chạy bằng cấp…; là đố kỵ, kèn cựa địa vị, cục bộ, bè phái gây mất đoàn kết trong Đảng; là quan liêu xa dân, vô cảm trước những khó khăn, nỗi khổ của nhân dân.

 - Kiểm tra, giám sát việc kiểm điểm làm rõ những biểu hiện, mức độ  suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, kiểm điểm việc thực hiện quy định những điều Đảng viên không được làm; phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và phương hướng đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.

(2). Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

- Kiểm tra, giám sát làm rõ mặt yếu kém của tập thể và cá nhân trong công tác tổ chức, cán bộ. Kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Làm rõ tình trạng có phải vì người mà sinh thêm tổ chức, sinh thêm chỉ tiêu biên chế không? Có tình trạng độc đoán mất dân chủ, cục bộ địa phương trong đánh giá , quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ không? Có tác động hoặc bị tác động trong bổ nhiệm, bố trí   sử dụng cán bộ, nhất là đối với người thân, người quen không? Vai trò tham gia về công tác cán bộ của cấp uỷ như thế nào? Cấp uỷ đã thực hiện ra sao?  Chính quyền cơ quan có thảo luận với cấp uỷ về xây dựng đội ngũ cán bộ không? Đã thực sự kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong công tác cán bộ chưa? Xác định trách nhiệm của tập thể, của cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ.

(3). Về xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Kiểm điểm chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ; Việc cụ thể hoá và thực hiện nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” như thế nào? Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của tập thể, nhất là cá nhân, nhất là quyền hạn, trách nhiệm của cá  nhân đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, có tình trạng lợi dụng danh nghĩa tập thể để áp đặt ý đồ cá nhân không?  Có biểu hiện thành tích thì gắn cho cá nhân, khuyết điểm lại đổ tại tập thể không? Xác định nguyên nhân trách nhiệm của tập thể, cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm? Sự phối hợp cấp uỷ với chính quyền cơ quan về lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn, công tác cán bộ lãnh đạo các đoàn thể như thế nào?

 Trong ba nội dung trên, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, chi phối các nội dung sau, trong đó cần đi sâu kiểm điểm:

1. Đối với tập thể:

- Đã có những chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên? Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, Đảng viên thực hiện Quy định những điều Đảng viên không được làm thế nào? Đã có hình thức, biện pháp gì trong phát hiện. giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức Đảng và Đảng viên thuộc cấp mình quản lý? Nội bộ cấp uỷ, tổ chức Đảng có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có mất đoàn kết không? Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra trong cơ quan, tổ chức Đảng đã thẳng thắn tự phê bình, phê bình chưa? Đã thực sự quyết tâm xem xét, giải quyết dứt điểm những sai sót, khuyết điểm nổi cộm, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực mà dư luận quan tâm, bức xúc chưa? Nguyên nhân trách nhiệm của tập thể, cá nhân, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ , Đảng viên suy thoái  và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.

- Trong lãnh đạo xây dựng cán bộ, đã thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ như thế nào? Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong công tác cán bộ việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ thực chất chưa? Đội ngũ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị chưa? Kiểm điểm làm rõ những trường hợp bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ không đúng người, đúng việc làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và sự phát triển của cơ quan, đơn vị? Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm và phương pháp khắc phục.

- Kiểm điểm việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Việc thực thi quyền hạn của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị như thế nào? Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trách nhiệm của tập thể trong việc thảo luận và ban hành các quyết định về công tác cán bộ, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội…Kiểm điểm cá nhân người đứng đầu có biểu hiện độc đoán gia trưởng, “ lấn sân” quyết định hoặc chỉ đạo không đúng thẩm quyền trách nhiệm hay  không? Quan hệ giữa người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền đã thực sự đoàn kết, thống nhất chưa? Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong công tác cán bộ ( đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ…) và trong quyết định các chủ trương chính sách, các chương trình, dự án đầu tư chưa? Nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể của cá nhân và biện pháp khắc phục.

Trong kiểm điểm tập thể cần đi sâu phân tích, cần làm rõ tình trạng né tránh, nể nang, ngại va chạm,cục bộ, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu hình thức, biện pháp ngăn chặn, răn đe, xử lý đối với các sai phạm của tổ chức và cá nhân, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm.

2. Đối với cá nhân

Tự giác kiểm điểm, tự phê bình, phê bình căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết nêu và quy định về những điều đảng viên không được làm; về nội dung góp ý của các tổ chức, cá nhân và gợi ý của cấp trên (nếu có) đối với cá nhân mình; Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về những góp ý hoặc gợi ý (nếu có) đối với tập thể về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể.

Cá nhân phải tự giác, trung thực soi xét mình về các mặt: tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống( theo nội dung (1) ở phần B nội dung kiểm điểm của hướng dẫn này); Có thái độ, tinh thần như thế nào trong đấu tranh, phê phán các quan điểm, việc làm sai, trái cương lĩnh, điều lệ , nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng? Trong ý thức và việc làm cụ thể đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của các nhân chưa? Đoàn kết nội bộ tốt chưa?  Đã trung thực trong kiểm điểm, phê bình và tự phê bình , kê khai tài sản chưa? Có để vợ( chồng) con và người thân lợi dụng chức vụ để trục lợi không?

Đối với cá nhân là cấp uỷ viên,cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngoài nội dung trên cần liên hệ , kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân tham gia cùng tập thể thảo luận và quyết định các vấn đề có liên quan đến  nội dung cụ thể ( nêu tại nội dung mục (2), (3) mục B)xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể về phương hướng biện pháp  khắc phục.

C. Cách làm:

Kiểm điểm, tự phê bình, và phê bình tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức liên quan thuộc cấp mình ; lấy ý kiến góp ý của cá nhân đã nghỉ hưu nguyên là cấp uỷ viên, nguyên là thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc, gợi ý kiểm điểm của cấp trên và cá nhân thuộc quyền quản lý.

Bước 2: Tiếp thu ý kiến góp ý gợi ý kiểm điểm (nếu có) , xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm .

Bước 3: Báo cáo kết quả kiểm điểm và thông báo tiếp thu góp ý.

(theo hướng dẫn số 36/HD-ĐU ngày 27/4/2012 của Đảng ủy Sở GTVT)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ vào hướng dẫn này, các chi bộ, tổ chức đoàn thể trực thuộc Đảng uỷ Sở GTVT xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp; vừa tổ chức kiểm điểm ở cấp mình vừa chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới, bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian nêu trên. Liên hệ với UBKT, Văn phòng Đảng uỷ Sở về thời gian tổ chức hội nghị kiểm điểm ở cấp mình để Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở cử các đồng chí Uỷ viên ban Thường vụ dự, chỉ đạo, theo dõi.

Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở chỉ đạo kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại đối với tập thể cấp uỷ cơ sở và cá nhân đảng viên nếu xét thấy kiểm điểm không đạt yêu cầu.

Qua kiểm điểm nếu xét thấy có tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải xử lý thì xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Báo cáo kiểm tra, giám sát gửi về Đảng ủy Sở GTVT trước ngày 15/9/2012 để Đảng ủy Sở theo dõi.

sondt.sgtvt@bacninh.gov.vn
Source: BBN